Naruto

Naruto là một cậu bé có mơ ước trở thành hokage của làng Konoha,được Hokage phong ấn trong người một trong 9 quái vật của thể giới

One Piece

Monkey D. Luffy, 1 cậu bé rất thích hải tặc có ước mơ tìm được kho báu One Piece và trở thành Vua hải tặc - Pirate King. Lúc nhỏ, Luffy tình cờ ăn phải trái quỉ (Devil Fruit) Gomu Gomu, nó cho cơ thể cậu khả năng co dãn đàn hồi như cao su nhưng đổi lại cậu sẽ không bao giờ biết bơi. Sau đó Luffy lại được Shank cứu thoát tuy nhiên ông ta bị mất 1 cánh tay. Sau đấy Shank chia tay Luffy và để lại cho cậu cái mũ rơm (Straw Hat) và nói rằng: "Sau này bao giờ thành cướp biển hãy gặp ta và trả lại nó". Chính lời nói này đã thúc đầy Luffy trở thành 1 cướp biển thật sự.

Nozoki Ana

Kido Tatsuhiko chuyển tới sống ở Tokyo để học đại học. Trong căn phòng mới của cậu, có một lỗ hổng nhỏ. Lúc đầu, cậu không thể thấy được gì qua cái lỗ đó. Nhưng rồi một đêm, nhòm qua lỗ hổng, cậu bỗng thấy một cô gái đang... Một cuộc sống mới của cậu bắt đầu mở ra từ đây khi qua lỗ hổng đó, cậu có thể nhìn thấy được những hành động tự nhiên nhất của một cô gái...

Kimi no Iru Machi

Eba Yuzuki, một cô gái từ Tokyo về một miền quê để học PTTH. Cô ấy sẽ sống với chàng trai tên là Kirishima Haruto, là con trai người học nghề của ba cô. Kirishima Haruto không muốn cô ấy ở nhà mình và muốn đuổi cô đi. Tại đó còn một cô gái khác tên là Kanzaki Nanami,người mà Haruto đang yêu... Vậy chuyện gì sẽ xảy ra?!

Hetakoi

Sinh nhật thứ 20 của mình, Shizuka, một ông cụ non chính hiệu, chọn cách tới suối nước nóng để thư giãn. Xủi rủi làm sao (gọi là may mắn thì đúng hơn) anh gặp một cô gái trần như nhộng, nằm bất trong một bụi rậm ...sau đó vô tình anh lại tham gia vào câu lạc bộ du lịch, nơi cô gái đang làm việc và thế là nhiều chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra

Hình mẫu




Nàng gục đầu vào ngực tôi, nấc thành từng tiếng. Tôi ghì lấy nàng, vuốt tóc nàng cố an ủi đôi câu. Mùi hương thoang thoảng vương trên mái tóc mềm mại của nàng khiến tôi đê mê.

Vậy là tôi đã có người thương. Mỗi sớm mai tôi thức dậy tâm trạng lâng lâng, cảm xúc dạt dào, tràn trề sức sống, vì biết rằng: từ nay tôi đã có một bóng hình líu lo đi đứng bên đời, như lời hát của một nhạc sĩ quen tên.

Sau gần một năm yêu nhau, tôi và nàng hầu như không giấu nhau bất cứ điều gì. Chúng tôi chia sẻ nhau mọi quan điểm về cuộc sống. Thỉnh thoảng vẫn có những bất đồng gây xung đột, tôi vốn là người dĩ hòa vi quý, lại khéo dàn xếp rồi đâu cũng vào đó. Nàng tiến thì tôi lùi, nàng lùi thì tôi tiến, tôi tự đặt ra phương châm đối xử trong mối quan hệ đặc biệt này như thế đó.

Tôi đã gạt đi những giây phút không vui đó ra khỏi đầu óc; hình như tôi tạm hài lòng với mối tình của mình.

Một buổi tối, như thường lệ tôi đến nhà "vấn an" nàng. Nàng tỏ vẻ không vui, hỏi câu nào nàng trả lời ngận ngừ, tuồng như đang giận dỗi điều gì. Gặng hỏi một hồi, nàng mới ấm ức kể lể:

"Chiều nay, tụi bạn em gặp nhau kháo chuyện cái Hồng. Chẳng là anh Nam, người yêu Hồng ấy, quả đúng là một hình mẫu của nam thanh niên thời nay. Bọn bạn cứ đua nhau khen anh Nam".

"Này nhé. Ra ngoài thì anh ấy hào hoa, vào trong thì rất phong nhã. Rất ga lăng, bọn bạn em cứ xuýt xoa. Anh ấy cực lễ phép với gia đình Hồng, biết quan tâm thăm hỏi người thân. Ở cơ quan anh ấy được tiếng là người tài giỏi, ai ai cũng yêu mến…"

Tôi cười:

"Thế thì sao nào? Thì mừng cho bạn em chứ sao?"

Nàng bậm môi:

"Mà em ức, họ cứ làm như là không tồn tại anh hay sao ấy!"

Tôi đã hiểu. Té ra nàng ấm ức thay tôi đây mà. Kể ra, tôi tự nhận thấy mình cũng là người tốt. Nhưng, để là hình mẫu của một ai đó tôi đành chịu. Con người tôi bảy tốt ba xấu. Nói cho hình tượng là thế này: tôi có thể là một người tốt của một ai đó, cũng có thể mang dáng dấp người xấu trong mắt rất nhiều người. Tôi có thể thức trắng đêm để tìm giúp nàng một tài liệu nhưng cũng có thể quên không gọi điện thăm hỏi nàng khi nhà nàng gặp chuyện. Tôi có thể hết lòng vì bạn bè nếu đã có lời nhờ nhưng lúc giao tiếp lại không nồng nhiệt vồn vã. Tôi có thể đóng góp nhiều ý kiến quý báu nhưng nói chuyện thì rời rạc tẻ nhạt. Tôi có thể hoàn thành tốt công việc được giao nhưng tôi cũng có thể đôi lúc bê tha vì rượu chè. Nói chung, tôi rất bình thường với những ai đã tiếp xúc. Thế nên, họ không đếm xỉa đến tôi cũng là có lý của họ.

"Thì anh có phải tốt đẹp gì đâu nào. Nói thật em biết nhé, anh chỉ tốt với riêng em thôi, người ta không cảm nhận được là phải rồi!"

"Em quyết định rồi. Em nhận thấy về cơ bản anh là tốt. Chỉ có một số khiếm khuyết nhỏ. Nếu có người ở bên đôn đốc uốn nắn thì chẳng mấy chốc anh sẽ thành "hình mẫu", không thua kém. Bọn bạn em, anh Nam sẽ trố mắt ra mà nhìn!"

Tôi không đồng ý. Tôi muốn là tôi, có cả tốt cả xấu. Mà để làm hình mẫu của một ai đó thật không dễ dàng. Tôi vốn biết tự lượng sức mình. Nhưng nàng vẫn quyết thực hiện dù tôi không đồng ý. Phụ nữ vốn có sức mạnh tiềm ẩn, thật khó để ngăn họ làm điều gì đó khi họ đã quyết. Thôi kệ, mặc nàng muốn làm gì thì làm!

Thấy tôi có vẻ im im, nàng lấn tới.

"Anh cứ nghe em, chỉ có lợi cho anh thôi. Anh mà thành hình mẫu, em cũng có cái mà tự hào với bạn bè…"

Nàng nói là làm thật. Sáng sớm, khi đang nằm lăn lóc trên gường, lúc 5h30, nàng đã gọi tôi dậy tập thể dục. "Sức khỏe tốt là cái khởi đầu của mọi việc" - nàng nói to qua điện thoại và bắt tôi phải bật dậy khỏi giường ngay lập tức. "Anh đẹp trai, chỉ chưa rắn chắc, chưa manly". Anh chạy bộ chẳng bao lâu sẽ người sẽ khỏe ra, đi đứng khoan thai, hoạt bát… Nàng nêu ra vô số lý lẽ mà chắc chắn ai nghe qua sẽ không bao giờ nỡ chối từ. Tôi ậm ừ, nghe cũng có lý và bật dậy thật. Một phần vì không muốn phải nghe thêm cái giọng điệu thuyết phục vừa ngọt ngào vừa có uy quyền tưởng như bất tận của nàng.

Trước khi đi làm nàng lại gọi tôi đã ủi áo quần hay chưa? Giày đã được đánh bóng hay chưa? "Ăn mặc chỉnh tề có thể gây cho người đối diện sự thiện cảm". Nàng bảo thế. Trưa nàng lại thúc giục tôi là phải ngủ trưa 15 phút. "Anh không biết đâu, giấc ngủ tuy ngắn nhưng nó giúp anh hồi phục sức khỏe và làm việc tốt hơn cả buổi chiều". Tôi đành ngậm ngùi từ bỏ thói quen ăn trưa xong ngồi nhìn thiên hạ lướt qua trước mắt tại một quán café gần cơ quan. Chiều về, nàng lại bảo tôi phải ăn uống đầy đủ. Tối đến nàng lại giục tôi uống sữa. Đích thân nàng mua vài hộp sữa đến cho tôi. "Anh để ý đấy, lần sau cứ thế mà mua. Phải loại này, loại này…".

Một tuần nàng lại gọi điện nhắc tôi gọi điện hỏi thăm gia đình nàng, dẫn nàng, bạn nàng đi café, thưởng thức những món ngon vật lạ. Nàng thúc giục tôi gặp gỡ bạn bè, tham dự với các sự kiện xã hội. "Anh càng đi với tụi em, càng có nhiều mối quan hệ, càng tốt cho mình sau này. Là con trai phải đặt các mối quan hệ sự nghiệp lên hàng đầu!".

Sau hơn hai tháng, đúng là tôi tốt lên thật. Tôi nghiêm túc, chững chạc hẳn ra. Không thức quá khuya, dậy quá sớm, quá trễ. Sức khỏe lúc nào cũng tốt, trạng thái lúc nào cũng yêu đời, phấn khích một cách thái quá. Bạn bè, đồng nghiệp cũng ngạc nhiên về sự thay đổi nhanh chóng của tôi. Từ chỗ tỏ ra hơi khó chịu về những "uốn nắn" của nàng, tôi đã thầm cảm ơn nàng. Nhưng; tự trong thâm tâm tôi vẫn thiếu thiếu một điều gì đó. Một chút thoải mái sống theo những gì mình muốn, mình nghĩ. Cứ như thế này, biết đâu tôi lại thành búp bê của nàng?

Một hôm, hàng hẹn tôi đến nhà nàng để đưa tôi 4 đầu sách về kinh tế. "Anh phải đọc nhiều sách loại này, để nâng cao kiến thức, và có ích cho công việc của anh". Tôi lẳng lặng chấp hành. Nhưng tới nơi, có điều lạ là, hôm nay trông nàng buồn hẳn đi. Tôi gặng hỏi thì nàng buồn thiu trả lời:

"Anh biết không? Cái anh Nam đó, té ra cũng không hay ho gì, anh ta phụ tình, té ra anh ta không chỉ cặp mỗi mình Hồng mà còn thêm hai cô nữa".

Tôi ngạc nhiên:

"Anh ấy tốt và nghiêm túc lắm mà".

"Thì tụi em cũng đâu mới biết. Hôm kia Hồng vô tình tới nhà lão ấy, thì thấy lão ấy đang tình cảm với một cô gái lạ... Thật là phụ lòng em đã ngưỡng mộ anh ta".

Rồi nàng buông thổng một câu:

"Thật khó mà hiểu được lòng người!"

Tôi quay lại choàng tay ôm eo nàng, rúc đầu vào mái tóc nàng, cười hỏi nhẹ:

"Thế chuyện này, anh có phải học tập hình mẫu anh Nam không đây?"

Nàng quay lại, sầm mặt:

"Em buồn thế mà anh còn ghẹo em sao?"

Tôi quay lại, khẽ vuốt tóc, nhìn sâu vào mắt nàng:

"Anh mong rằng, em hãy có niềm tin với anh. Có điều này anh muốn chia sẻ với em, lâu rồi: anh muốn anh là anh, là chính mình, trong mọi tình huống, chứ không phải buộc sống vì hình mẫu của một ai khác".

Nàng ôm chầm lấy tôi, đột nhiên sụt sùi:

"Em biết là thời gian vừa qua anh ấm ức lắm, để làm vừa lòng em anh đã chịu khó nghe lời em tất cả. Em thật ích kỷ phải không? Chỉ vì một hình mẫu xa xôi không thực mà em đã muốn anh phải làm theo ý em. Từ nay anh hãy sống như những gì anh là. Em yêu anh, yêu luôn cả những điểm yếu của anh. Em yêu những lần anh vội vàng đón em mà chiếc áo sơ mi chưa thẳng. Em yêu những lần bối rối trông thật tội khi ngại ngần giữa đám bạn quỷ sứ của em. Em yêu anh cả những lần bên em vụng về… Em yêu cả những lần anh buồn vì công việc không như ý muốn. Thật hạnh phúc khi em được đi bên anh san sẻ nỗi buồn đó…"

Nàng gục đầu vào ngực tôi, nấc thành từng tiếng. Tôi ghì lấy nàng, vuốt tóc nàng cố an ủi đôi câu. Mùi hương thoang thoảng vương trên mái tóc mềm mại của nàng khiến tôi đê mê. Hai chúng tôi đứng yên lặng trong bóng tối, cảm tận sâu những suy nghĩ dành cho nhau, cho đến khi một ánh đèn đường nào vô tình lóe sáng hắt vào hai chúng tôi.

Hai chúng tôi nhìn lên bầu trời xa xa, bầu trời hôm nay thật trong xanh, chúng tôi thầm nghĩ về một tương lai rạng rỡ đang đang ở phía trước, không xa, mà thật gần như việc chúng tôi hiện hữu ở nơi đây.



Trời lạnh




Cả nhóm 15 đứa sinh viên, toàn con nhà khá giả. Uống rượu như uống nước lã. Nhảy múa cuồng điên xập xình trong một căn hộ thừa tiện nghi. Tôi là anh chàng thứ 16.

Trời lạnh. 3 độ C. Dương nhìn tôi không nói. Đôi mắt của Dương toả hơi lạnh. Lạnh đến buốt tím. Cơ thể của tôi. Vẫn còn run. Tôi muốn khóc. Nhưng không sao khóc được. Tôi không hiểu tại sao Dương cứ nhìn tôi như thế. Tôi muốn biết. Muốn tìm hiểu. Tôi muốn hỏi Dương tại sao chúng tôi không thể làm tình với nhau. Tôi thấy mình đáng thương đến cực điểm. Tôi nằm co người. Cuộn tròn mình. Ngang giữa tấm giường đệm màu kem. Chăn kéo xô. Cơ thể của tôi. Vẫn còn run rẩy. Hơi thở dâng hạ như sóng. Dương ngồi. Không thể bất động nổi một giây. Tay chấm vào tách trà lạnh di vẽ trên bàn. Tôi muốn biết. Muốn tìm hiểu. Dương đang vẽ cái gì. Dương nghĩ điều gì. Tôi muốn hỏi Dương tại sao chúng tôi không thể làm tình với nhau. Tôi đưa tay kéo dồn chăn về phía mình. Tôi thấy lạnh. Những làn thở của cơ thể chỉ khiến tôi thấy gai người. Dương nhổm dậy. Đi chậm về phía nhà tắm. Tiếng nước ào ào. Tôi bước khỏi tấm chăn. Cơ thể trần truồng. Thèm thuốc. Kiếm được một túi quấn Camel. Lười biếng bỏ đầu lọc. Ngồi lọm thỏm giữa ghế sôfa. Tôi thấy mình như đang diễn kịch. Gác hai chân lên chiếc ghế đối diện. Tôi thấy mình diễn kịch xuất sắc. Thuốc bỏ đầu lọc đăng đắng. Môi mùa đông nẻ xót đau. Nhịp khói nhả đồng thuận với nhịp thở chậm đến phát sợ. Bầu trời mùa đông nhìn qua cửa sổ đùng đục.. Chút nắng quang màu phía trên đầu. Dương. Với tôi. Cả mùa đông này. Giống như ánh nắng đó. Lúc này cũng vậy. Hình như. Sau mỗi lần rít thuốc. Cơ thể tôi lại thêm một vết bầm tím. Với tôi. Mọi thứ diễn ra. Đều chỉ là hiệu quả của một thứ cảm giác. Tôi không chắc cái gì đã diễn ra thật sự. Cái gì không. Ngay cả lúc này. Tôi cũng chỉ có cảm giác mình đang trần truồng. Hay là có mặc chút gì đó trên người cũng không chắc.

Tôi quấn điếu thứ hai. Khu phố nhìn từ căn gác áp mái trầm mặc quá mức cần thiết.Con đường hẹp im lìm không một bóng người. Tôi tưởng tượng cảnh mình, nguyên bộ dạng trần truồng như thế này, chạy xuống nhảy múa dưới kia xoay mình ngẫu hứng. Đi những bước trên mây và miệng thì ca vang “La vie en rose” (Cuộc sống màu hồng). Điếu thuốc thứ hai hút nhanh hơn tôi nghĩ. Tôi sẽ trần truồng. Nhìn tôi với đôi mắt to tròn. Dương sẽ luống cuống mang theo chiếc khăn màu đen mà như Dương hay nói nó còn to hơn cả khăn trải bàn. Chạy xuống dưới quấn tròn tôi lại. Tôi sẽ cười khúc khích hất tung khăn ra. Sẽ nằng nặc đòi Dương cõng tôi trên lưng đi dọc hết con đường. Dương sẽ phì cười mặc cả đòi tôi phải quấn khăn trước đã. Tôi thấy lạnh. Nắng phía trên đầu toả ra ngày một rộng. Tôi nghĩ môi mình đã nẻ đến chảy máu. Tôi muốn khóc. Nhưng không khóc được. Tiếng nước trong nhà tắm ào ào. Tôi bặm môi giữ thuốc. Tay quấn điếu thứ tư, thứ năm, thứ sáu,… tôi cũng không rõ.

Tôi nghịch ngợm bàn chân của mình. Đung đưa đung đưa ngâm nga theo nhịp nhạc vang lên trong đầu. Tôi có một đôi bàn chân nhỏ xíu. Chỉ đi vừa cỡ tụi trẻ con. Đôi chân nhỏ không nổi gân chằng chịt. Đôi chân nhỏ được giữ ấm. Phòng tôi từ nãy vẫn đang bật sưởi. Nhưng. Không hiểu sao. Tôi vẫn thấy lạnh. Vẫn giữ nguyên cảm giác cơ thể mình đang bầm tím. Hút xong điếu thứ tư cũng là lúc tôi nghĩ ra trò vui tự tiêu khiển. Tôi đốt điếu thứ năm với vẻ tò mò của một đứa trẻ. Lõi thuốc cháy xém. Tôi rít hơi đầu tiên. Tôi ước mình là một đám lửa. Đốt cháy không khí mùa đông này. Lên mùi khen khét.. Hay giá như. Trong cơ thể của tôi. Là ngôi nhà nơi Dương sinh sống. Tôi sẽ nhắc Dương ngày ngày không quên nhóm lò lửa. Để tôi. Không bao giờ thấy lạnh. Tiếng nước. Vọng từ phía nhà tắm. Ào ào. Giá như tôi bị thiêu đốt. Tôi dí điếu thuốc đang cháy vào cổ tay. Từ từ. Vân vê . Xoay vòng thứ nhất. Xoay vòng thứ hai. Tôi thấy nhói trong vài giây. Rồi ấm dần dần. Làn ấm từ cổ tay chỉ còn nhẹ nhàng âm ỉ. Tôi rít thuốc. Chỗ da thịt bị bỏng trở thành một vết tròn đỏ hỏn nhìn rất ngộ. Có lẽ nhìn xa trông giống tràng hạt. Tôi sẽ làm một chiếc vòng tay cho riêng mình. Cổ tay tôi cũng nhỏ thôi. Uớc chừng 10 vết tròn thế này đã đủ. 10 viên tròn tròn đo đỏ trên tay xâu chuỗi. Không tệ. Tôi cũng cần sưởi ấm. Vừa rít thuốc. Vừa di đầu thuốc lên cổ tay. Tôi ngửi thấy mùi da thịt mình đang cháy.. Tôi quên Dương đang rất gần. Tôi quên mình vừa rất đáng thương. Tôi quên Dương và tôi đã không làm tình với nhau. Tôi chỉ muốn dí thuốc sao cho vết da cháy thật tròn, thật đều nối liền nhau. Chợt. Có hai ba giọt nước rớt xuống lưng. Lạnh buốt. Tôi quay người lại. Dương đã đứng đằng sau tôi tự lúc nào. Nước rớt từ mái tóc còn ướt lau cẩu thả. “Em lại nghịch đấy à?”

Đó là một cô gái thất thường. Non nớt. Trẻ dại. Nên bi quan. Và hình như. Luôn cố tỏ ra mình kì cục. Cũng có lẽ. Không phải. Chỉ kì cục.Tôi tình cờ gặp cô ấy vào một tối tụ tập hội hè của lũ sinh viên “đi du học mà như đi du lịch” ở thành phố miền Nam nước Pháp. Cả nhóm 15 đứa sinh viên, toàn con nhà khá giả. Uống rượu như uống nước lã. Nhảy múa cuồng điên xập xình trong một căn hộ thừa tiện nghi. Tôi là anh chàng thứ 16. Thỉnh thoảng chỉ thích nhập hội hè nhậu nhẹt, uống rượu ké cho vui. Một vài đứa đến chậm cố uống vài chén rồi lao vào nhảy ôm ấp nhau, quay cuồng tập thể. Những khách mời không cùng đẳng cấp từ từ lẳng lặng ra về, chẳng đủ gan góp vui màn hấp dẫn nhất, dù được mời gọi. Một đứa con gái quá say. Sau khi bị ba thằng con trai ôm ấp, xô đẩy vào buồng, thay nhau đè nghiến Cay .Về sau Cay kể. Đứa con gái say mèm ấy là bạn thân của Cay năm cấp 2, đã từng nạo thai 2 lần năm 17 tuổi. Tôi và Cay gặp gỡ được hai lần. Thì yêu nhau. Là Cay chủ động. Tôi tự thấy. Không có lý do gì để từ chối. Cay có khuôn mặt đáng yêu. Tính cách nồng nhiệt. Rất nữ tính. Cái phong cách bụi bặm bên ngoài xù xì của một cô gái đang lớn như cô bé luôn chỉ là thứ che đậy cho một sự nhạy cảm và yếu đuối quá mức cần thiết. Còn nữa. Cay là một người rất dễ hoang mang. Không hiểu sao dù Cay bộc lộ. Ví như. Ngay từ lần đầu tiên. Sau khi hôn tôi một cách đắm đuối. Để mặc bàn tay tôi thọc vào sâu trong cổ áo. Cay hỏi tôi “Anh có nghĩ em là một cô gái hư đốn không? Nếu cứ như thế này, em và anh sẽ làm tình với nhau đúng không? Anh có nghĩ em dễ dãi không? Và sau này nữa, có nghĩ em là một con bé hư hỏng không?” Lúc ấy. Tôi thấy mình chả có cách nào khác ngoài im lặng. Tôi thấy mình nói gì cũng vô duyên. Yêu nhau được 3 tuần. Thì Cay bỗng nhiên mất tích 1 tuần. Cay. Nhớ nhiều đến độ hoang mang. Lo lắng. Dù tôi biết. Có lẽ Cay đang nghịch ngợm. Hoặc đang bị rơi vào một trạng thái u tối nào đó rất dễ xảy ra của người vị thành niên. Một ngày. Tôi gọi không ngừng cho cô bé. Luôn rơi vào hộp thư thoại tự động. Tự nhiên. Tôi thấy sợ. Sợ Cay dại dột.

Hôm nay Dương gọi cho tôi 13 cuộc cả thảy. Điều này khiến tôi ngạc nhiên. Tôi không nghĩ Dương quan tâm tới tôi nhiều đến thế. 3 tuần yêu nhau. Không ngày nào tôi không ngừng hỏi Dương có yêu tôi không? Tôi thấy bất an. Sau tất cả. Tôi không rõ đây có phải là tình yêu không. Tình yêu hay là nhu cầu được ở bên một người khác giới? Dương là người đàn ông đầu tiên tôi hôn. Là người đàn ông đầu tiên chạm vào ngực tôi. Là người đàn ông đầu tiên thấy tôi khoả thân. Tôi không hề thấy xấu hổ. Mỗi khi bên Dương. Tôi thiết tha chạm vào cơ thể Dương. Dương hay đùa “Em hôn anh nhiều quá đến độ anh thấy ngạt thở! Có ngày em sẽ cưỡng dâm anh mất!” Dương hơn tôi 7 tuổi. Có vẻ khôn ngoan và từng trải. Cũng đôi khi. Vụng về và ngốc nghếch. Tôi cũng không hiểu tại sao. Sau hai lần gặp nhau. Tôi lại nói với Dương rằng tôi muốn trở thành bạn gái của anh. Dương là kĩ sư điện tử. Có một nhịp sống chuẩn mực. Và là người thông minh. Tôi nghĩ thế. Đôi lúc. Cũng thấy thú vị khi thấy Dương. Thỉnh thoảng thay bộ đồ cứng nhắc bằng áo pull có mũ và quần jeans rách te tua đi chơi ngày cuối tuần với tôi. Nhưng cả cách giải trí của Dương. Bao giờ cũng rất lành mạnh. Cách đây 2 tuần. Lúc mới yêu nhau. Một buổi chiều. Tôi đi xâu khuyên ở dưới cằm. Khi Dương nhìn thấy. Chỉ cười nhạt một câu “Em đúng là trẻ con!” Tôi chỉ thấy buồn buồn. Tôi muốn Dương cũng đặt cho tôi nhiều câu hỏi như tôi vẫn hỏi Dương. Rằng tại sao tôi lại đi xâu khuyên. Tại sao tôi đánh móng tay đen sì. Tại sao tôi vẽ mắt đen đúa… Dương coi tất cả những gì hiển hiện thuộc về “vẻ bề ngoài” của tôi là thứ mốt của trẻ vị thành niên. Và cũng không giấu giếm rằng Dương thích nhìn tôi như thế. Trông tôi hay hay ngộ ngộ. Tôi không rõ. Giữa tôi và Dương. Là điều gì? Tôi thấy mình quẩn quanh mãi một điều đến phát bệnh. Nhiều thứ. Xung quanh. Khiến tôi ôm yếu. Có bao giờ Dương cũng khiến tôi phát bệnh? Tôi thấy mình trống hoác. Đã hơn 1 năm ở Pháp. Tôi thấy mình buồn phô trương hơn. Hút thuốc trở thành một thói quen khó dứt bỏ. Và nghĩ đến tự tử nhiều hơn. Cả khi bên Dương rồi. Ý nghĩ tự tử vẫn hiện hữu khiến tôi thấy đường đi phía trước của mình bao giờ cũng nhạt nhoà. Tôi học Durkheim. Trên giảng đường. Phần ví dụ thấy thống kê. Trong 100 thành niên đồng lứa với tôi. Có 16 người luôn nghĩ tới việc tự tử. 14 người đã lên kế hoạch tự tử kĩ lưỡng. 7 người thực hiện nó. Tôi nghĩ mình thuộc cả ba nhóm trên. Điều này chẳng có gì đáng tự hào. Tại Pháp. Cứ một giờ. Lại hơn một người tự tử thành công. Hôm nay. Cuộc nói chuyện với Bích khiến tôi mệt mỏi. Bích ở Việt Nam. Kém tôi 2 tuổi. Là một cô bé xinh đẹp. “Con ngoan, trò giỏi” như mọi người vẫn khen. Trước khi đi du học. Bích ôm tôi khóc rưng rức bảo “Em yêu chị”. Tôi cảm động ứa nước mắt. Sau này. Bích gửi mail. Mới biết Bích không coi tôi như một chị gái bình thường. Bích làm tôi hoang mang. Thời kì đầu. Ngày nào cũng nhận được mail của Bích. Nhiều dằn vặt. Nhiều lo sợ. Và rất nhiều chữ “chết”. Khi trả lời Bích. Tôi thấy mình thật khác. Lạc quan và yêu đời. Rộng lượng và luôn nhẹ nhàng. Chẳng nhắc đến chữ “chết” bao giờ. Cũng có thể. Chỉ nói thôi thì thật dễ. Bẵng đi một thời gian. Không thấy Bích viết mail. Hôm nay. Gặp nhau trên net. Bích type chữ đầy rối loạn. Cô bé đang thích một cô bạn cùng lớp. Nhưng cô bé đã có bạn trai. Cô bé kia đáp lại tình cảm của Bích bằng cách chụp ảnh hết quà tặng bưu thiếp Bích gửi và đưa lên trang nhật ký điện tử cá nhân. Đặt một dấu hỏi to đùng cho tất cả mọi người. Chuyện chỉ đến thế. Có điều. Bích không hề đả động đến việc. Mọi người đã phản ứng thế nào. Tôi. Không dám hỏi. Chỉ thấy người mệt. Không dám tưởng tượng. Ở nhà. Bích đang đối mặt với những điều quá sức. Tôi. Lần này. Không biết nói gì. Tôi định bảo Bích chuyện vừa rồi không hẳn đã tệ hại. Định bảo Bích chẳng việc gì phải lo lắng vì việc khó nhất thì đã có người khác làm cho rồi. Nhưng tôi sẽ chờ dịp khác. Không phải bây giờ. Cô bé lại làm tôi hoang mang như mọi lần. 1 tuần. Tôi tránh mặt Dương. Những ngày tôi thấy mình xuống tinh thần đến cực điểm. Tôi chỉ muốn một mình tự xốc cảm giác lên. Tôi chán ghét nhất việc mỗi khi mất thăng bằng. Lại tự đi chữa thương từ những điều có vẻ giống như vay mượn năng lượng từ người khác như đi đâu đó khuây khoả, hay đi chơi. Tự mổ xẻ mình. Dễ chịu hơn. Sáng dậy. Chả thiết gì... Tối muộn. Tôi chạy ra chỗ xâu khuyên thường lui tới. Lần này. Tôi muốn đính một viên đá nhỏ trên lưỡi…”

Cay có một nụ cười rất sáng và rạng rỡ. Nhìn Cay cười. Chẳng ai nghĩ. Trong túi xách của cô ấy luôn sẵn thuốc ngủ. Và một cái khăn đen dài và to. Như một cái khăn trải bàn. Mà như Cay nói. Rất lý tưởng để làm thòng lọng. Cay gặp lại tôi sau một tuần mất tích. Tôi hỏi cô bé theo thói quen “Ca va? ”(Em có ổn không?) nhưng rất thật lòng. Không hẳn là xã giao như tôi vẫn phung phí câu hỏi này hàng ngày. Cay toét miệng cười. Kiễng chân hôn tôi. Rồi như nhảy cẫng lên trả lời “Cực cực tốt thưa anh!” Lúc ấy. Tôi thấy cô ấy như một chim sẻ. Một con chim sẻ mùa đông. Cũng có thể. Một con chim sẻ bị thương đến chảy máu phía sau lớp lông mà không ai hay biết. Cay líu lo kể với tôi. Về một cái ti vi bị quấn kín bằng băng dính trắng. Cay gọi nó là tác phẩm nghệ thuật điên rồ thứ 13. Tôi thắc mắc tại sao lại là cái ti vi. Cô gật gù “Ti vi là một thứ cũng khá bẩn thỉu. Một buổi sáng. Em bật nó lên. Kênh 1. Một lũ con gái hở hang bơm ngực nhìn phát tởm. Kênh 2. Tin nội chiến Châu Phi. Toàn chết chóc than khóc. Kênh 3. Một thằng cha nói lảm nhảm để ứng cử. Toàn thứ vô bổ. Đến đấy thì em chán. Anh có nghĩ một đứa trẻ nên xem tất cả những điều ấy không? Thế là em quyết định bịt mồm cái ti vi lại.” Tôi cười phá lên. Câu chuyện của Cay. Thật ra. Không buồn cười. Nhưng cả tôi và cô bé đã cùng cười phá lên. Rồi tự nhiên. Cay nắm chặt tay tôi, nói với tôi rất khẽ “Hôm nay. Em mới biết một điều. Điều này em muốn mình khắc ghi luôn luôn. Cứ 8 giây, một đứa trẻ vô tội qua đời. Cứ 8 giây, một đứa trẻ vô tội qua đời…”. Cùng tôi đi qua đường. Đột nhiên thấy Cay đi chậm hẳn lại. Cô ấy buông tay tôi. Tôi biết mình phải làm gì. Tôi quay lại đằng sau. Quàng vai Cay. Gồng cô đi thật nhanh. Cay rất dễ hoang mang. Bất kể. Dù không có lý do gì. Luôn như thế. Cô bé luôn như sẵn sàng kết thúc cuộc sống của mình. Bất kể lúc nào. Không lý do đặc biệt. Tôi vẫn nhớ. Mình đã toát mồ hôi và sợ hãi đến thế nào. Khi đang đi cùng Cay qua đường ngày đầu tiên yêu nhau. Cô bé gần như vô thức đi ra phía ô tô lao với vận tốc chết người. Tôi cảm giác nó như một phản ứng. Được định trước. Tôi từng đề cập với Cay đến chuyện gặp gỡ một chuyên gia tâm lý tôi thân quen, cô nghe cũng có vẻ hứng thú. Bảo rằng đó cũng là một ý kiến hay. Tôi chỉ muốn giúp cô. Nói cách khác. Cũng là để giúp cho bản thân mình.

Tôi không thể làm tình với Cay. Cô ấy luôn nói với tôi rằng. Tôi là người đàn ông đầu tiên. Nhưng tôi biết. Không phải. Vô tình. Một lần mò mẫm máy tính xách tay của Cay. Tôi đọc những mẩu viết vụn vặt. Những ý nghĩ bi quan. U tối. Nhiều mệt mỏi. Đọc xong. Có thể kiệt sức được. Chỉ là rất vô tình. Đọc được bí mật của Cay. Bí mật hay nỗi đau gì cũng vậy. Cô bé từng bị một bạn trai cùng trường cưỡng bức trong một chuyến picnic. Hình như cũng đã lâu rồi. Nhưng hình như chuyện này chưa bao giờ ngừng tác động tới Cay. Một cô gái như Cay. Nhạy cảm và yếu đuối quá mức cần thiết. Tôi quyết định không hề nói gì cả. Cay luôn bảo với tôi rằng. Tôi là người đàn ông đầu tiên. Đấy là điều cô bé muốn. Tôi không phải người duy cảm. Nhưng mỗi lần chạm vào thân thể Cay. Như đã sẵn sàng đợi tôi vào cùng hoà nhịp. Thì tôi thấy trong mình vỡ vụn. Trơ khốc. Chắc chắn. Không phải vì Cay đã nói dối tôi hay có tội tình gì. Tôi thấy mình không thể. Tôi sợ làm Cay đau. Lần thứ hai. Lần thứ ba. Tôi biết cô ấy buồn. Tôi cũng không biết phải giải thích sao.Tôi nghĩ mình hoang mang không kém Cay là mấy. Thường khi ấy. Tôi quay sang vỗ về con thỏ Cay đang nuôi. Để mọi thứ nhẹ nhõm hơn, tôi bắt chước giọng Cay buồn buồn hỏi thỏ “Thỏ ơi, bố mẹ mày đâu? Người yêu mày đâu? Ở một mình trong chuồng có buồn không? ”Ba câu hỏi ấy. Một tuần thay thức ăn cho Thỏ 4 lần, Cay không bao giờ quên hỏi. Sau lần thứ 3 làm tình không thành, cô khóc bảo tôi là muốn đến gặp chuyên gia tâm lý. Lúc ấy. Tôi. Và Cay. Yêu nhau được 5 tháng 6 ngày. Nhưng rốt cuộc. Không có cuộc gặp gỡ nào cả. Cay nói lời chia tay. Bỏ tôi.

Đến lượt tôi. Mất thăng bằng. Chỉ độ tuần sau. Đã thấy cô ấy cặp với một anh bạn Pháp cao kều có một khuôn mặt thiên thần, nom rất ga-lăng. Gặp nhau ở quán café trong khu nhà Cay ở. Tôi buột miệng hỏi cô bé hoàn toàn vô ý. “Sao em bỏ anh?” Cay ngẫm nghĩ một hồi lâu. Trả lời: “Vì anh và em sẽ chẳng bao giờ làm tình với nhau được cả!” rồi Cay cười nhẹ. Nhưng có vẻ. Mọi điều đã tốt hơn. Tôi nghĩ như thế. Vì lần nào. Bắt gặp Cay và anh chàng sinh viên người Pháp. Cũng rất hạnh phúc. Tôi thấy Cay cười nhiều. Rạng rỡ và sáng.

“ …. Trời mùa xuân. Bắt đầu ấm lên. Chỉ cần một áo khoác mỏng cũng đủ. Tôi không biết mình đi đâu. Ngạt thở. Luôn luôn ngạt thở. Bến metro 5h30 sáng. Tôi đã ngồi cả đêm trong khu công viên nhỏ dành cho lũ con nít. Tôi cần không khí. Tôi không biết trong tay mình có những gì. Thật khó vực mình dậy... Hút thuốc. Để thấy mình đỡ đáng thương. Có gì đó để làm. Tôi muốn khóc. Mà không khóc được. Tôi thấy mình là một vết đen hoen lâu ngày. Không tẩy được nữa. Chán nhất. Là khi nghĩ. Mình đang tự bi kịch hoá cuộc sống. Cái này rất đáng để khóc. Dạo này. Sáng dậy. Chả thiết gì. Không thiết tha nhìn mặt mình trong gương. Chỉ muốn mình là một vật thể không mắt, mũi, mồm. 3 ngày rồi. Damien không gọi. Chắc đi Bỉ mải chơi với bạn. Không có người dặn uống thuốc tránh thai định kỳ. Giá Damien ở đây. Hay bất kể ai cũng được. Để có thể thốt lên thật to “Em yêu anh” đúng 19 lần không ngừng. Bến Metro vắng vẻ đến gai người, bao thuốc mới mua buổi sáng đã hút hết rồi. Còn đống dây ruban đỏ được con bạn tặng. Nó bảo. Mày buộc lên cây để cầu tình yêu và may mắn. Tôi đây. Lúc này. Khác gì cây mùa đông. Lại nghĩ ra trò nghịch tiêu khiển. Buộc lên những ngón tay của mình. Đủ 10 đoạn ruban đỏ. Buộc một cái qua cổ. Buộc một cái vòng quanh búi tóc. Tôi. Là một đốm lửa. Tình yêu. Và May mắn. Chuyến metro đầu tiên. Sắp tới…".


Học xa nhà


Nó nằm mơ thấy mình đạp xe giữa thành phố lạ: Những tòa nhà cao tầng bóng loáng, những dòng xe chạy như thác đổ. Thy muốn tìm cách qua đường, hình như Thy sắp khóc...

Tặng những sinh viên năm 1, xa quê

… Thy choàng dậy vì tiếng cánh cửa sổ đập vào khung cửa. Trời đang mưa. Luồng hơi mát lạnh từ vườn ùa vào làm nó tỉnh hẳn. Với tay khép cửa, Thy hít thật sâu không khí thơm thơm mùi cây, cỏ và nhất là mùi ngọt ngào của mấy bụi bông lài to. "Vậy là nãy giờ mình ngủ quên!", Thy chống hai tay lên cằm nghĩ ngợi. Xung quanh yên lặng, dễ chịu vô cùng. Lũ "nhóc nhen" ngoài vườn kêu rỉ rả, rỉ rả… Mưa không to mà chỉ lào xào, dịu nhẹ, mơ hồ… Mưa thế này, cây cối trong vườn càng tươi tốt. Nhất là bụi sả, bụi bạc hà, ớt, hành… Mấy thứ này, hằng ngày giúp mẹ làm bếp, chị em Thy lấy cọng, rễ, hạt găm vào đất vườn. Thế mà giờ chúng mọc lá, đâm cành xanh mơn mởn.

Đồng hồ chỉ 2 giờ sáng. Bé Hạnh ngủ say thỉnh thoảng chép miệng. Thy chợt thở dài, ước gì nó có thể nhỏ lại như bé Hạnh để được ở nhà bên ba mẹ, bên người thân, được hồn nhiên vui chơi và không lo nghĩ gì cả. Thy yêu biết mấy ngôi nhà nhỏ cùng khu vườn xinh xắn của mình, yêu không gian tĩnh lặng, thơm mát nơi đây… Vậy mà, vài ngày nữa, Thy phải tạm biệt tất cả, bắt đầu cuộc sống mới: cuộc sống xa gia đình. Nghĩ đến đây, Thy thấy tim thắt lại… Cây đèn học tỏa quầng sáng lên trang sách Thy đọc dở, đó là quyển truyện ngắn Tchekov * mà thầy Huỳnh chủ nhiệm lớp tặng cho Thy, Thy đọc truyện Thảo Nguyên, đến đoạn cha xứ Christopher an ủi thằng bé Iegoruska khi nó phải rời xa mẹ đi học: " ..Có học thì sáng, không học thì tối. Con phải học đi! Dĩ nhiên cũng khổ. Bây giờ muốn học thì phải tốn nhiều tiền..". Sao mà y hệt ba mẹ và thầy Huỳnh nói với Thy! Thy lấy cây bút chì chặn trang sách lại. Dù gì thì cũng phải đi ngủ thôi, ngày mai dì Út rủ Thy và bé Hạnh lên ruộng của dì dượng thu hoạch bắp. Ngày mai chắc sẽ vui lắm đây.

"Ở nhà lúc nào cũng vui!", Thy kéo chiếc mền vải lên tận cằm và thở một hơi khoan khoái…

***

Vậy là Thy đã đậu đại học. Hôm có điểm xét tuyển vào trường sư phạm TP HCM, Thy rủ Hiển ra bưu điện văn hóa xã xem kết quả. Hai đứa đạp xe đến bưu điện mà không đùa giỡn như mọi khi. Thy thấy hồi hộp quá dù so với bài giải trên báo và của các thầy cô, bài nó làm khá tốt. Hiển thì bình tĩnh hơn. Hiển lúc nào cũng làm ra vẻ chững chạc. Ước mơ của Hiển là học để trở thành một kỹ sư điện tử thật giỏi. “Học có bài bản, có bằng cấp chứ không phải sửa điện tử tay ngang như anh Vinh của tui”, Hiển nói thế. Năm lớp 11, anh Vinh nghỉ học rồi đi học nghề thợ điện ở thị xã. Có nghề anh về mở tiệm sửa lặt vặt cho bà con ở xóm, vừa giúp ba Hiển làm ruộng. Anh Vinh thường nói với Hiển: "Tao ngu không học cao được. Tao kiếm tiền nuôi mày học đại học!".

Đến nơi, hai đứa vội vàng dựng xe trên cái nền gạch tàu rụng đầy trái trứng cá chín đỏ. Đã có hai ba đứa lố nhố ngồi xem kết quả trên máy vi tính có nối mạng Internet duy nhất của xã. Thy biết mấy đứa này, tụi nó học cùng trường cấp 3 ở thị trấn với tụi Thy. Mấy đứa nó đã xem xong và còn bàn tán vài chuyện với chị Liên bưu điện, hình như không đứa nào có tin vui vì mặt ai cũng tiu nghỉu. Hiển ngồi nhanh vào máy: "Ai trước đây?", Thy chỉ vào Hiển và khẽ nhăn mặt hồi hộp. Hiển cười, gõ cộc cộc mấy cái vào trang web mở sẵn. "Đậu rồi!", tiếng reo của Hiển làm Thy giật điếng. "Xem cho tui mau!". " Nguyễn Minh Thy, trường…, số báo danh… đậu luôn rồi!". Thy dán mắt vào màn hình. Đúng là Thy đậu đại học. Nó chụp lấy tay Hiển hét: " Đậu rồi, đậu rồi, chị Liên ơi em đậu rồi!". Hai đứa phóng ra sân đạp xe về nhà. Từ ngoài sân, Thy thấy ba đang loay hoay lấy số đo của khách đến may áo nhưng Thy không gìm được mà hét toáng: "Ba ơi con đậu rồi!". Tay ba Thy cầm thước dây mà run run. Lâu rồi Thy mới thấy ba cười tươi: "Đậu rồi hả con. Chạy lẹ ra sau cho mẹ hay đi. ờ ờ…con gái lớn tui đó…năm nay nó thi đại học đó chị…ờ biết đậu rồi thì thấy nhẹ lo phần nào chị ơi… Chỉ còn lo tiền cho nó đi học…".

***

Mấy ngày nay, chuyện thời sự nhất ở xã Thy là chuyện thi cử, học hành, điểm sàn, điểm chuẩn, trường này, trường kia. Quê Thy nghèo nhưng ai cũng quý việc học. Quán cà phê của chú Bền gần bến đò, chiều nào cũng đông vui, râm ran tin tức thi cử. Quán chú được xem là "trung tâm thông tin" của xã. Chú Bền có đặt dài hạn mấy tờ báo ở Sài Gòn, lại thêm cái ti vi to đùng đặt giữa quán, ai vào uống cà phê cứ tha hồ xem báo, xem ti vi, thu thập tin tức. Hôm biết Thy và Hiển đậu đại học, chú Bền oang oang trong quán: "Chuyện vui nghe, chuyện vui nghe, tui thấy tụi nhỏ xã mình học ngày càng khôn ra, mấy năm trước đây có con Thảo đậu đại học Kinh Tế Sài Gòn. Năm rồi được một đứa ở Y Dược Cần Thơ. Năm nay “song hỷ” có tới hai đứa đậu đại học Sài Gòn, hậu sinh khả úy mà!…".

Cái loa phát thanh gần bến đò, trong bản tin chiều của xã cũng đưa tin đậu đại học của Thy và Hiển. Bây giờ hai đứa nó là niềm tự hào của xã Định Thành, huyện Thoại Sơn này. Mỗi lần Thy đi trên đường gặp người quen, cứ y như là nó bị bắt vào nhà họ lấy vài thứ về ăn. Vui không biết để đâu cho hết.

Vậy mà chiều nay, ngồi trên xuồng cùng Tú - con dì Út - chèo đi tuốt bông điên điển ngoài đồng, Thy muốn khóc quá. Cánh đồng mênh mông bên kia con kinh trải dài một màu xanh mơn mởn. Bầu trời hoàng hôn rộng và đẹp lạ lùng. Ráng chiều đỏ lựng như những lớp sóng hồng cuộn lên về phía chân trời. Phía trên là cò trắng bay thành từng đàn lượn nhấp nhô. Cảnh quê có đồng ruộng, có cò bay thế này, mấy bài văn trong sách nhắc hoài, Thy cũng thấy hoài, nhưng có bao giờ chán đâu. Mai này lên Sài Gòn học chắc Thy nhớ nó không chịu nổi.

"Thôi nhiều lắm rồi chị Thy ơi, về đi!". Con Tú chống cây dằm vào bụi cà na quay mũi xuồng lại, Thy xốc xốc mớ điên điển vàng non trong cái rổ tre, mỉm cười: "Tú ghé qua nhà đưa cho mẹ phân nửa rồi sang nhà chị ăn cơm nhe. Chiều nay, chị Thảo, anh Hiển cũng qua nhà chị ăn. Điên điển này nấu canh chua cá linh thì còn gì bằng!". Con Tú vừa dấn mạnh dằm vừa nói: "Ủa, chị Thảo ở Sài Gòn mới về hả chị. Vậy em qua ăn cho vui, sẵn chọc anh Hiển luôn. Hôm trước gặp ảnh đi làm đồng với ba ảnh, em nói “Anh lên Sài Gòn học với chị Thy phải bảo vệ chỉ, chỉ mà có chuyện gì là anh đừng hòng về quê” ". "Nhiều chuyện!…". Thy tát nước vào người Tú. Con bé cười nắc nẻ làm chiếc xuồng lá chao nhẹ trong nước…

Chiều, cơm nước xong. Mẹ Thy kêu chị Thảo tối qua nhà ngủ với chị em Thy: "Con ở Sài Gòn mấy năm rồi, qua ngủ kể chuyện này chuyện nọ cho em nó nghe để nó biết chuyện ăn, chuyện học ở trển ra sao…". Chị Thảo rửa chén sau nhà, nói vọng ra: "Dạ! Cô giáo của con ở trển nói đùa: " Thành phố này đặc nghẹt người là do sinh viên tụi bây đứa nào cũng ùn về đây. Ngày lễ ngày tết tụi bay về quê bớt một mớ mới thấy dễ thở…" ". Ba Thy cười: "Nước chảy về chỗ trũng mà! Ở trển mới có điều kiện học hành!".

Chị Thảo là con cô Lài, bạn dạy chung trường tiểu học ở xã của mẹ Thy. Chị tốt nghiệp đại học Kinh Tế và đang làm cho một công ty tư nhân. Nhìn chị Thảo bây giờ Thy thấy khác lắm. Lúc chị mới đi học ở Sài Gòn, cô Lài qua nhà khóc với mẹ Thy. Cô kể, lần nào chị điện thoại về cũng khóc nức nở, nói nhớ nhà, nhớ quê không chịu nổi. Vậy mà giờ nhìn chị xinh xắn, vui tươi, tự tin, lãnh lương tháng nào chị cũng dành gửi về cho mẹ. Chị rất ít khi về nhà, có về thì cũng chỉ một hai ngày rồi lại đi. Thy hỏi chị không nhớ quê nữa sao, chị nói: "Đi làm công ty, đâu phải muốn về lúc nào là về đâu em!”. Tối nay Thy sẽ đặt thật nhiều câu hỏi về Sài Gòn cho chị Thảo trả lời mệt phờ luôn!

… Đang mùa mưa nên tối nào trời cũng rỉ rả, bé Hạnh đã ngủ say mà chị Thảo và Thy vẫn còn thì thầm. Gió thổi lớn làm cây lá trong vườn không ngớt xào xạc. "Lên trển học làm sao để giỏi hoài như phổ thông vậy chị. Em đọc báo thấy mấy đứa miền Trung, miền Bắc vào học giỏi dữ lắm phải không?". Chị nói: "Người miền nào thì cũng vậy thôi em à. Biết chuyên tâm học hành và biết sức mình tới đâu, mình học vì cái gì, học vì ai thì sẽ không sợ thất bại!". "Vậy còn cuộc sống ở Sài Gòn, con người ở đó thì sao chị?". Chị Thảo đưa tay vuốt tóc Thy. Trong ánh sáng mờ mờ của chiếc bóng đèn cà na, Thy thấy cái nheo mắt tinh nghịch: "Chị còn nhớ cảm giác vừa buồn vừa nhớ nhà khi ngồi trên chuyến xe đò đưa chị vào bến xe miền Tây ở trển. Lúc đó, chị chỉ muốn nói với mẹ đón xe quay trở ngược về quê mình thôi. Những ngày đầu ở kí túc xá, ăn cơm ở căn tin lên là chị trùm mền khóc. Mỗi lần ngủ, giật mình tỉnh dậy, chị thấy nỗi nhớ quê như cái gì nằng nặng đè lên ngực mình. Lúc đó, chị còn đạp xe đi học, chạy trên đường Sài Gòn mà nhiều khi nước mắt rơi đến nỗi không nhìn thấy gì để đạp xe tiếp. Chiều đi học về, chen chúc trong đám đông ồn ào, hỗn loạn chị thấy tủi thân, thấy thành phố này đáng ghét hết sức. Tự nhiên sao mình phải sống nơi xa lạ này, không được ngồi cùng ba mẹ bên mâm cơm… Nhưng rồi sẽ quen em à! Rồi em sẽ thấy, thành phố không đáng sợ như em nghĩ. Em sẽ có những người bạn, có thầy cô trường lớp, có những kỉ niệm của riêng em!…". Thấy Thy không nói gì chị Thảo tưởng Thy đã ngủ. Chị xoay về phía bé Hạnh và kéo kín cái mền vải cho ba đứa. Một lúc sau, chỉ còn tiếng mưa và hơi thở đều đều trong bóng tối.

Thy chưa ngủ, Thy vẫn còn nghĩ miên man về những ngày sắp tới. Đúng là mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau về thành phố ấy. Hôm Thy đem cái quần Jeans lại chỗ anh Khoảnh, con dì Tư bán bún riêu để sửa, Thy cũng hỏi anh Khoảnh sống ở thành phố cảm giác như thế nào. Anh Khoảnh có thời gian bỏ quê lên Sài Gòn kiếm việc. Một năm sau đã thấy anh về. Ai hỏi ảnh cũng nói: "Ở trển chịu không thấu! Làm cực như dòi mà có dư dả gì đâu. Ở quê cực nhưng dễ sống hơn!..", với nghề sửa quần Jeans cũ, anh vừa giúp dì Tư bán bún vừa đạp máy may cọc cạch kiếm tiền để dành lấy vợ. Nghe Thy hỏi, anh cười khì: "Ở trên đó ngộp lắm! Vô mấy xóm lao động ở thì biết. Được cái lâu lâu chạy vào trung tâm chơi thì cảnh đẹp. Nhà cao tầng không à, xe chạy nượp nượp …". Thật ra Thy cũng thường thấy thành phố trên ti vi. Lúc rảnh Thy đến bưu điện văn hoá xã đọc mấy tờ báo của thành phố. Dịp hè, trường của mẹ tổ chức đi Vũng Tàu, đi Nha Trang, Đà Lạt… mẹ đều dẫn nó theo. Đi ngang qua Sài Gòn, thành phố chỉ để lại cho Thy ấn tượng về sự ồn ào, giàu có… Nhưng ba Thy bảo: "Nước chảy về chỗ trũng. Mình ở quê thì phải ráng phấn đấu đi học ở thành phố lớn, để mai này quê mình cũng phát triển như thế!". Chính vì lời ba mà Thy đăng ký dự thi đại học ở Sài Gòn. Thy muốn khám phá thành phố này, Thy muốn chinh phục nó, Thy muốn có một thành phố của riêng Thy, cũng như chị Thảo, anh Khoảnh… đã có cho riêng mình hình ảnh về thành phố.

***

… Cơn mưa khuya làm cho giấc ngủ càng sâu, Thy trôi vào giấc ngủ từ lúc nào. Nó nằm mơ thấy mình đạp xe giữa thành phố lạ: Những tòa nhà cao tầng bóng loáng, những dòng xe chạy như thác đổ. Thy muốn tìm cách qua đường, hình như Thy sắp khóc thì thấy Hiển dắt xe đứng cạnh bên. "Hai đứa cùng qua nha!", Hiển nói. Chợt Thy bật cười, chỉ tay lên bầu trời: "Nhìn kìa, cò quê mình bay đến tận đây!"

Đó là một đàn cò trắng muốt, bay thành hình chữ V nhấp nhô trên bầu trời bao la màu xanh, non trong như cánh đồng lúa kéo dài bất tận…



Bởi Sài Gòn nhiều nắng



Chuyến bay của Phi khởi hành lúc 16h30. Phi trả phòng khách sạn từ lúc 12h. Định bụng sẽ dành hẳn 4 tiếng để đi mua quà cho Mai Ly. Cô bạn đồng nghiệp trong văn phòng đại diện đến tận khách sạn đón Phi đưa lên Diamond Plaza để chọn quà. Giọng con gái Sài Gòn rất dễ thương:
- Em tò mò về chị Mai Ly quá! Nhất định khi ra Hà Nội anh phải đưa em đi gặp chị ấy nghe!
Phi mỉm cười gật đầu. Lích kích đồ đạc. Lại thêm cây đàn ghi ta một người bạn trong này nhờ Phi chuyển giùm ra Hà Nội. Khoác cây đàn ngang lưng, Phi leo lên sau xe. Từ khách sạn đi ra sân bay chừng 20 phút. Sân bay trong thành phố kể ra cũng tiện lợi. Không như ngoài Hà Nội, đi từ trung tâm thành phố ra sân bay mất đứt gần 2 tiếng đồng hồ. Chưa kịp nổ máy xe thì chuông điện thoại réo. Phi vội vàng xuống xe, móc túi lấy điện thoại ra nghe. Công ty của đối tác gọi. Có chút vấn đề về cái TVC mà Phi làm coppywriter. Phi đành bảo cô bạn đưa mình trở qua công ty của đối tác. Một rắc rối tưởng nhỏ vậy mà cũng ngốn mất của Phi đến 3 tiếng đồng hồ. Phi phải thay lại gần như toàn bộ phần super và voice trong cái TVC ấy. Mười lăm giây quảng cáo trên truyền hình cho một sản phẩm mới quả là không ngon ăn chút nào. Đấy là Phi thuộc hàng coppywriter chuyên nghiệp và có tên tuổi rồi đấy nhé! Bực dọc có nhưng vì công việc thì cũng không khiến Phi quá căng thẳng. Đến 16h Phi mới ra đến sân bay. Chợt nhớ ra là chưa mua quà cho Mai Ly, Phi dáo dác nhìn xung quanh. Không có cửa hàng nào quanh đấy. Quay lại trung tâm thành phố thì cũng chẳng kịp giờ. Mà không lẽ lại về tay không? Chắc chắn Mai Ly sẽ không giận nhưng cô ấy sẽ buồn. Không một chuyến công tác nào của Phi mà không mua quà về cho Mai Ly cả. Cảm giác áy náy khiến Phi khó chịu và hơi căng thẳng một chút. Cô bạn đồng nghiệp cũng ái ngại:
- Ngoài này không có cửa hàng đâu. à, trong phòng chờ có gian hàng miễn thuế đấy! Rất nhiều đồ để chọn
Như chết đuối vớ phải cọc, Phi vội vã chạy vào bàn check in sau khi cảm ơn rối rít và chào tạm biệt cô bạn đồng nghiệp dễ thương.

16h 20 phút
Phòng chờ sân bay Tân Sơn Nhất đông nghịt. Vừa có một chuyến bay đáp xuống. Nắng rực rỡ chiếu qua lớp tường kính tạo thành những ô nắng lớn. Chẳng bù cho Hà Nội những ngày này đang se sắt. Phi kéo lê đống hành lý chạy tới gian bán hàng lưu niệm trong phòng chờ sân bay. Quả đúng như cô bạn đồng nghiệp nói, có rất nhiều đồ cho Phi chọn. Phi chấm ngay một cái áo rất dễ thương. Chắc chắn Mai Ly mặc nó sẽ hợp. Nhưng số đo của Mai Ly thì Phi chịu. Con mắt của một coppywriter thiên về bay bổng hơn là đo đạc. Phi lúng túng nhìn quanh. Không có một cô bán hàng nào có vóc dáng tương tự Mai Ly để Phi nhờ thử. Chỉ e mua về mà mặc chật quá thì không lẽ bay lại vào Sài Gòn để đổi ư? Vừa lúc, một cô gái ăn mặc bộ đồ tiếp viên hàng không đi qua. Rất giống vóc dáng của Mai Ly. Phi mừng như bắt được vàng.

16h 25 phút
Tiếng loa: “Hãng hàng không Vietnam Airline xin kính mời quý khách đáp chuyến bay VN 747 đi Hà Nội ra cổng số 11 để chuẩn bị khởi hành”
- Xin lỗi bạn!
- Dạ, anh cần gì ạ?
- Mình mua một cái áo tặng bạn gái của mình nhưng mình không chắc chắn lắm về số đo, phiền bạn giúp mình mặc thử được không nhỉ?
- Dạ, được anh ạ!
Cô gái lễ phép quá khiến Phi lúng túng. Nhưng chỉ một chút, khi nghĩ đến nghề của cô gái, tiếp viên hàng không, lịch sự và lễ phép đã trở thành phản ứng tự nhiên thế rồi, thì Phi thôi lúng túng ngay. Cô gái cầm chiếc áo lên và mỉm cười:
- Chiếc áo đẹp quá anh ơi!
Rồi đặt vali xuống bên cạnh đống vali của Phi, cô gái cầm chiếc áo đi vào phòng mặc thử. Mấy cô bán hàng mỉm cười gật đầu chào cô gái. Họ quen nhau. Một cô nói:
- Bạn gái anh dáng đẹp vậy. Con gái Hà Nội da trắng nữa. Nhất dáng nhì da mà được cả hai thì còn gì bằng
Phi mỉm cười. Có đôi chút tự hào. Mai Ly quả là một cô gái đẹp thật. Cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam vừa rồi Mai Ly cũng đi dự và lọt vào vòng 20 cô gái đẹp nhất.
Cô gái đi ra. Phi hơi sững người lại một chút. Chiếc áo quả là hợp với cô gái. Hơn cả những gì Phi tưởng tượng khi Mai Ly mặc nó. Một chút quặn lên trong bụng Phi. Cô gái thấy Phi cứ chằm chằm ngây ngất nhìn mình thì đã trở nên lúng túng. Mất mười lăm giây. Cô gái phá vỡ sự im lặng bằng câu nhận xét:
- Anh chọn khéo quá! Chiếc áo rất vừa vặn và còn đẹp nữa. Chắc em phải mua một cái giống thế này quá!
Phi bừng tỉnh nhưng vẫn còn gượng gạo lắm:
- Tốt rồi! Cảm ơn em
Rồi che giấu đi sự lúng túng bằng việc rút ví đếm tiền trả. Tiếng loa lại vang lên. Phi không nghe thấy gì nữa. Tai Phi đang ù đi. Nhìn đồng hồ. 16h30. Cô gái trở vào cởi áo. Quay ra đưa lại chiếc áo cho Phi. Những ngón tay vô tình chạm vào nhau khiến Phi giật thắt mình lại một cái. Phi cầm chiếc áo và cắm đầu chạy lại cổng số 11 quên cả chào tạm biệt cô gái. Phi cố lèo lái đầu óc mình nghĩ về Mai Ly. Nhưng chỉ thấy dáng Mai Ly và chiếc áo rõ mồn một còn khuôn mặt của Mai Ly chỉ thấy mờ mờ.

16h 30 phút
Người phụ nữ tiếp viên đứng bên cửa soát vé nói:
- Xin lỗi anh! Trên loa vừa nói chắc anh không nghe rõ. Chuyến bay VN747 tạm hoãn lại 30 phút vì lý do kỹ thuật ạ! Nếu anh cần bất cứ sự giúp đỡ nào xin anh tới văn phòng của chúng em ở cuối hành lang này ạ! Rất mong anh thông cảm giùm
Phi ngẩn người. Tiếng loa ban nãy hóa ra là thông báo delay chuyến. Phi quay trở ra. Cô gái ban nãy vẫn đang đứng nói chuyện với mấy cô bán hàng. Phi muốn chạy tới để nói vài câu với cô gái đó nhưng lại sợ gặp phải cái cảm giác ban nãy. Nhưng không lẽ cứ bất lịch sự như thế này ư? Phi lại thêm một lần nữa lúng túng. Phi cứ ngây người ra nhìn cô gái từ xa cho đến khi cô gái vẫy tay chào tạm biệt mấy cô bạn và kéo chiếc vali đi ra cửa phòng chờ thì Phi không dừng lại được nữa. Một cảm giác như sắp mất nhau đến nơi đã khiến Phi không thể không chạy tới.

16h 37 phút
- Anh tên là Phi. Đồng Tuấn Phi. Đang làm coppywriter cho một công ty ngoài Hà Nội. Chuyến này vào Nam để trình bày một TVC quảng cáo cho một khách hàng trong này.
- Vậy mà em tưởng anh là nhạc sỹ chứ!
- à, cây đàn ghi ta này là của một người bạn trong này nhờ chuyển ra Hà Nội giùm thôi. Em là tiếp viên hàng không của hãng nào mà đồng phục khác thế?
- Dạ, hãng của em chỉ là một hãng nhỏ. Anh biết hãng hàng không Eva Airline không ạ? Nếu anh bay sang Thái Lan hay Singapore bằng máy bay của hãng em thì nhớ hú em một tiếng đảm bảo em xin coupon giảm giá cho anh liền
- Nhất định rồi! Nhưng không lẽ anh sẽ ra sân bay và hét lên: “Cô gái mặc thử giùm áo cho anh Phi đang làm cho hãng hàng không Eva Airline ơi” à?
- úi, em quên mất. Em tên là Phụng Như. Em ở đường Điện Biên Phủ, Quận 3. Khi nào anh vào Sài Gòn chỉ cần ới em một tiếng em sẽ có mặt. Tất nhiên nếu hôm đó em không phải bay
- Nhất định rồi!
- Hà Nội chắc bây giờ lạnh lắm phải không anh? Lâu rồi em chưa ra Hà Nội
- Cũng lạnh. Sài Gòn thì nắng lớn quá. Hôm anh vào đây áo đơn áo kép trông như thằng dở hơi ấy!
- Vâng ạ! Sài Gòn thì quanh năm nắng. Cái nắng nhiều khi khiến người ta bị say. Mấy tháng nữa anh vào đây thì còn nắng khủng khiếp.

16h 45 phút
- Tức là sao cơ anh Phi? Nói đi anh! Anh nói cho Như biết vì sao lại thế đi anh
- Ngốc ạ! Có nghĩa là Kotex có cánh chứ sao. Thế mới nói mỗi khi đi máy bay nên mang theo người vài gói Kotex để lỡ máy bay có rơi thì cũng có cánh để bay chứ còn gì.
- Trời đất! Đúng là chỉ có người Hà Nội mới nghĩ ra mấy cái quái đản vậy thôi!
- Em nói vậy là oan cho người Hà Nội đấy! Em phải nói là dân coppywriter tụi anh, và sâu hơn nữa là những coppywriter đã tham gia viết quảng cáo sản phẩm Kotex mới nghĩ ra thế! Cô bạn anh trong này viết cái TVC Kotex xì tin trượt cầu thang ấy. Chuyện này là suy từ cái quảng cáo đó ra. Khi hai cô gái trượt cầu thang như chim bay là bởi Kotex có cánh.
- Khiếp thật! Em đến sợ cái đầu của tụi anh. Chuyện gì vào đầu tụi anh cũng ra thành những thứ quái đản lên được.
- Chà, thế thì anh phải trục xuất em Như ra khỏi đầu anh thôi. Không lại quái đản hóa em Như thì chết!
- Chứ không phải là em ở chỗ này trong anh à?
- úi! anh có máu buồn đấy!
- Đừng có mà đánh trống lảng. Thế em ở chỗ nào trong anh?
- Hừm, tim thì có đến bốn ngăn cơ em ơi! Em ở ngăn nào thì cũng còn đến 3 ngăn nữa luôn í ới tiếng cười nói của các cô gái. Thôi thế này nhé! Cho em ở cuống tim anh. Cuống tim thì chỉ có một và nó quan trọng nhất đấy!
- Anh đùa em!
Trong một lúc, cái cảm giác chuyếnh choáng lại khiến Phi bị khựng lại. Phi quay mặt đi và nói như hụt hơi:
- Anh đùa thật, anh xin lỗi…
Đến Như lúng túng:
- Em đùa thôi, em xin lỗi
Cả hai im lặng một lúc thật lâu. Chỉ có cái nắng chiều rực rỡ lên đợt cuối. Những người qua lại vẫn nườm nượp nhưng cả Phi và Như đều không nghe thấy gì cả nữa.

16h 50 phút
- Anh Phi đàn cho Như nghe một bản thôi cũng được. Đi mà anh Phi! Anh Phi!
- Giữa chốn đông người thế này sao? Mọi người lại tưởng anh là tên hát rong lại cho tiền thì ngại lắm!
- Em năn nỉ đấy! Em cầu xin đấy! Em cắn cơm cắn chả “nạy” anh đấy!
- Khiếp! Học được câu của người ta là đem ra xài ngay lập tức cho được
- Thế có nghĩa là em phải gọi anh là sư phụ chứ giề…ề..
- Không dám! Anh làm được sư phụ của em là chết liền luôn đó
- Hehe, nhiễm giọng Sài Gòn rồi. Biết chết liền luôn đó! Mà thôi, lại đánh trống lảng rồi. Đàn cho em một bản thôi. Chẳng biết bao giờ mới gặp lại nhau nữa mà anh
- Thôi được rồi, một bản thôi nhé!
- Yexxx sir!
Phi mở túi đựng cây đàn ra. So lại bộ dây. Như gặp phải cơn mộng du, những giai điệu cứ cuồn cuộn kéo tay Phi lướt trên dây đàn

Bởi Sài Gòn nhiều nắng phải không em
Mà say quá cái nhìn yêu đến thế!
Giọng Sài Gòn bám hoài vào trí nhớ
Nhen ấm bước anh ba sáu phố Hà Thành

Xa em rồi, xa Sài Gòn, mình anh
Những ký ức ăn tiêu rồi cũng hết
Anh mòn vẹt mình em ơi có biết?
Giá hôm chia tay giữ lại được môi em

Nụ hôn ấy sẽ giùm anh cái nắng
Giữ giùm anh ngọn lửa ở cuống tim
Ngọn lửa ấy sẽ giùm anh lúc vắng
Mắt, môi, tai khắp bốn bề em
….
16h 57 phút
Một nụ hôn. Không phải! Là nắng. Nắng trườn qua mặt Phi. Nắng đậu xuống môi Phi. Nắng thơm như môi con gái. Là nắng. Không! Là nụ hôn. Nụ hôn lịm sâu vào trong tận cùng Phi. Như. Rõ ràng là Như đang ôm vòng qua eo Phi. Mùi của Như. Không! Là nắng. Mùi của nắng. Nắng phủ lên cả hai. Nắng khiến mắt Như long lanh. Giọt nước mắt của Như lăn nhẹ xen giữa môi Phi. Mằn mặn. Không cưỡng lại nổi. Không vùng ra nổi. Cả hai. Khoảnh khắc như thể đóng băng cả xung quanh nhưng lại cuồn cuộn trong cả Phi lẫn Như. Chỉ nghe tiếng tim đập dồn bên ngực phải của cả hai người. Tiếng loa chới với gọi hành khách. Tiếng loa như muốn len vào giữa hai người. Và Phi bừng tỉnh. Gấp gáp:
- Em chờ đây! Anh lùi chuyến.
Phi chạy. Chưa bao giờ Phi chạy nhanh đến như vậy. Phi sợ hãi. Phi sợ mình sẽ phải bay. Phi muốn ở lại. Phi muốn ở lại với Như. Chắc chắn đấy! Phi muốn ở lại.

16h59 phút
- Nhất định tôi muốn lùi lại chuyến sau. Chị xem giùm chuyến 22h30 còn chỗ không
- Dạ, anh chờ em check lại danh sách đã
- Nhanh giùm tôi. Phải ở lại. Phải ở lại.
- Vâng! Anh chờ cho một chút
Phi quay lại nhìn về phía Như trong khi người phụ nữ kiểm tra trên máy tính danh sách khách đã book vé chuyến 22h30 cùng ngày. Như đang gục đầu lên mặt đàn. Xoay lưng lại với Phi. Mái tóc xõa dài đen nhánh. Tấm lưng thon của Như. Bờ vai tròn của Như. Phi chợt lạnh toát người. Phi chợt điếng người khi gặp lại dáng vóc thân quen. Nhất thời, Phi không nhớ ra giống ai. Nhưng chỉ một chút, Phi điếng lại. Bụng thắt đau. Là dáng Mai Ly. Mai Ly của Phi. Hà Nội của Phi. Tự nhiên Phi có cảm giác khó thở. Nôn nao như thể say nắng. Giọng người phụ nữ kéo Phi trở về thực tại:
- Dạ, còn chỗ anh ạ! Anh cho mượn lại vé máy bay của anh một chút
Phi giật mình. Luống cuống như bị bắt quả tang khi làm điều xấu. Phi rút chiếc vé ra. Quay lại nhìn Như một lần nữa rồi Phi rụt lại vé:
- Xin lỗi chị! Đã làm phiền chị

17h 00 phút
Phi quay lại chỗ Như ngồi. Lúng túng. Phi muốn nói mà cổ họng nghẹn như bị đổ chì. Như nhìn Phi. Đôi mắt Như to tròn và có một màu nâu thăm thẳm. Đôi mắt ấy như xoáy sâu vào tận cùng của Phi. Như nói, giọng vỡ vụn, lạc cả đi:
- Anh lên máy bay đi! Không cần lo cho Như đâu. Như cũng phải về thôi. Bạn trai của Như vừa gọi điện cho Như. Anh ấy đang ở nhà chờ Như về. Anh cũng phải về mà. Chị Mai Ly chắc cũng thế!
Phi như được trút gánh nặng. Chợt thấy sao mà mình hèn nhát đến thế. Với cái cảm giác kiểu “được lời như cởi tấm lòng” sau câu nói của Như. Dẫu lúc này đây, bất ngờ xuất hiện một nhân vật nam chính nữa chưa từng có trong câu chuyện của hai người. Phi muốn nói điều gì đó song Phi lại im lặng. Vội vã cất đàn vào trong túi. Phi kéo vali của mình đi. Như vẫn đứng đấy. Không thể chắc chắn rằng đấy là đứng im nữa. Bóng nắng đổ dài dáng Như về phía Phi đi. Nước mắt cứ tự nhiên mà lăn xuống gòm má của cả hai. Phi cúi gằm đầu đi. Không dám quay lại.

17h 02 phút
Phi đến trước cổng số 11. Chợt Phi nhớ ra một điều. Phi vội vã mở vali, lấy chiếc áo ra. Phi chạy tới chỗ Như đứng. Đặt chiếc áo vào tay Như. Đưa tay lên vuốt má Như lần nữa. Im lặng. Và Phi chạy trở lại cổng số 11. Nhanh đến nỗi Như không kịp nói lời nào.

17h 11 phút
Phi ngồi yên vị trên ghế trong máy bay. Tin nhắn tới khiến Phi vội vã rút máy ra. Hai tin nhắn. Một của Mai Ly và một của Như. Phi kéo xuống đọc tin của Như trước. “Bởi Sài Gòn nhiều nắng phải không anh?”. Phi lẩm nhẩm theo. “Bởi Sài Gòn nhiều nắng”. Tiếng của tiếp viên hàng không yêu cầu mọi người tắt máy điện thoại di động khi máy bay chuẩn bị cất cánh. Phi nhấn vào phím tắt và tự nói với mình: Về Nội Bài đọc tin của Mai Ly cũng được. Bởi Sài Gòn nhiều nắng…”

...