Naruto

Naruto là một cậu bé có mơ ước trở thành hokage của làng Konoha,được Hokage phong ấn trong người một trong 9 quái vật của thể giới

One Piece

Monkey D. Luffy, 1 cậu bé rất thích hải tặc có ước mơ tìm được kho báu One Piece và trở thành Vua hải tặc - Pirate King. Lúc nhỏ, Luffy tình cờ ăn phải trái quỉ (Devil Fruit) Gomu Gomu, nó cho cơ thể cậu khả năng co dãn đàn hồi như cao su nhưng đổi lại cậu sẽ không bao giờ biết bơi. Sau đó Luffy lại được Shank cứu thoát tuy nhiên ông ta bị mất 1 cánh tay. Sau đấy Shank chia tay Luffy và để lại cho cậu cái mũ rơm (Straw Hat) và nói rằng: "Sau này bao giờ thành cướp biển hãy gặp ta và trả lại nó". Chính lời nói này đã thúc đầy Luffy trở thành 1 cướp biển thật sự.

Nozoki Ana

Kido Tatsuhiko chuyển tới sống ở Tokyo để học đại học. Trong căn phòng mới của cậu, có một lỗ hổng nhỏ. Lúc đầu, cậu không thể thấy được gì qua cái lỗ đó. Nhưng rồi một đêm, nhòm qua lỗ hổng, cậu bỗng thấy một cô gái đang... Một cuộc sống mới của cậu bắt đầu mở ra từ đây khi qua lỗ hổng đó, cậu có thể nhìn thấy được những hành động tự nhiên nhất của một cô gái...

Kimi no Iru Machi

Eba Yuzuki, một cô gái từ Tokyo về một miền quê để học PTTH. Cô ấy sẽ sống với chàng trai tên là Kirishima Haruto, là con trai người học nghề của ba cô. Kirishima Haruto không muốn cô ấy ở nhà mình và muốn đuổi cô đi. Tại đó còn một cô gái khác tên là Kanzaki Nanami,người mà Haruto đang yêu... Vậy chuyện gì sẽ xảy ra?!

Hetakoi

Sinh nhật thứ 20 của mình, Shizuka, một ông cụ non chính hiệu, chọn cách tới suối nước nóng để thư giãn. Xủi rủi làm sao (gọi là may mắn thì đúng hơn) anh gặp một cô gái trần như nhộng, nằm bất trong một bụi rậm ...sau đó vô tình anh lại tham gia vào câu lạc bộ du lịch, nơi cô gái đang làm việc và thế là nhiều chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra

Time Eliminator update chap 1e




Thông tin chung


Tên truyện: Time Eliminator
Tên khác: Toki no Shoushitsu Ukeoinin
Tác giả: Tomozo Kaoru
Thể loại: Fantasy, Shounen
Tình trạng: On-going (1 chapter)
Năm phát hành: 2010
Nguồn: http://comicvn.net/


Tóm tắt

Văn phòng Time Eliminator cung cấp một loại dịch vụ đặc biệt, xóa bỏ sự kiện đã xảy ra ở quá khứ.

Rex, người có khả năng đi xuyên thời gian, trông rất trẻ, nhưng rất chuyên nghiệp.

Anh ta chuẩn bị rất kĩ cho những chuyến đi, đầy đủ phụ kiện, kể cả tai nghe để liên lạc với thế giới hiện tại.

Trong khi tiếp nhận đơn đặt hàng, Rex vẫn đang cố gắng tìm kiếm người có thể giúp anh ta tìm được "Thánh Vật Babylon"

Vụ đầu tiên là yêu cầu của hậu duệ cuối cùng của Fred Abberline, vị thám tử đã thất bại trong chuỗi án mạng của Tử Thần Jack.

Cho dù đã kết thúc, nhà Abberline vẫn bị nguyền rủa.

Phải chăng sự nguyền rủa này là dấu hiệu của một ai đó đang sử dụng Thánh Vật Babylon?

Điều đó phải để Rex, vượt thời gian quay về thời đại của Tử Thần Jack, tìm cách giải trừ lời nguyền cho nhà Abberline...


Read Online - Download

Time Eliminator chap 1a - Download

Time Eliminator chap 1b - Download

Time Eliminator chap 1c - Download

Time Eliminator chap 1d - Download

Time Eliminator chap 1e - Download
........


Cái nút áo

Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi. Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua.
Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói: "Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M". Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mỉm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức.

Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.

"Anh thân mến!

Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh.

Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể.

Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh.

Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn: "Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được".

Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: "Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!". Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc anh luôn vui vẻ và thành đạt".

Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây:

Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết.

Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.

Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games...

Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con?

Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3...

Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh

Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền.

Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa.

Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb.

Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.

Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ.

Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!

Em thấy anh chuyện làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.

Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao...



o O o


Có bao giờ các bạn nghĩ rằng mình đã thật sự quan tâm đến ai đó chưa?

Có bao giờ các bạn đã quan tâm đến những chuyện dù chỉ là nhỏ nhặt?

Có bao giờ các bạn tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác?

Hi vọng qua câu chuyện này tôi và các bạn có thể tìm lại được những bài học về sự quan tâm mà các bạn đã lỡ đánh mất.

Hãy dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho những người người mẹ, người cha, những người luôn ở bên các bạn, luôn hướng sự quan tâm về phía các bạn mà không cần đòi hỏi điều đó từ các bạn!
(Sưu tầm)

Cave xóm núi


Tiên rất sợ cái câu thơ định mệnh Đến khi thác xuống làm ma không chồng nên cô đã phải chọn sẵn cho mình một ngôi mộ đá để khi nằm trong đó mới thực sự cảm thấy vững chãi, thực sự cảm thấy bình yên.

Cái mùa đông đó cách nay đã bốn năm rồi. Khi ấy Hoàng còn được coi là một phóng viên trẻ, cần phải khẳng định mình trước sếp và đồng nghiệp. Tờ báo mười sáu trang “ngốn” bài ghê gớm. Mà báo chí chưa bao giờ lại ra nhiều như bây giờ. Viết mãi thì cũng phải hết. Xã hội muôn màu muôn vẻ, muôn tầng muôn vỉa nhưng cào mãi thì cũng nhạt, đào mãi thì cũng kiệt. Thế nên cánh phóng viên trẻ như Hoàng hễ có cơ hội là mò đi vùng sâu vùng xa, lặn lội tới miền núi hải đảo. Dù sao bài cũng dễ được in hơn, lại không bị coi là “rặt một thứ câu chữ cớm nắng”.

Nhưng đó cũng chưa phải là lý do chính để Hoàng quyết định mò lên cái cổng trời Quán Bù ấy những mười lăm ngày để rồi về toà soạn cũng nộp được cái phóng sự đi ba kỳ, càng đọc càng thấy nhạt hoét. Lý do chính là sự “nhờ vả” của Vi! Em gái Vi đang học năm thứ ba trường Mỹ thuật công nghiệp. Nhà trường tổ chức đi thực tế. Chả hiểu có một ai đó nói rằng Quán Bù có rất nhiều tam giác mạch, thế là đám sinh viên rồ lên, cứ đòi mò lên cổng trời bằng được để vẽ hoa tam giác mạch. Vi bảo Hoàng: “Lần đầu tiên nó đi xa. Mẹ em đứng ngồi không yên. Anh đi với nó ít hôm để mẹ em yên tâm. Nếu anh không đi thì em phải đi. Nhà chỉ có hai chị em gái. Anh lại là nhà báo, đến đâu cũng quan hệ được. Ở nơi núi rừng heo hút ấy, có anh đi cùng nó, em và mẹ đỡ lo hơn nhiều. Anh đi nhé?!” Ừ thì... ý Vi là mệnh lệnh đối với Hoàng lúc này. Mới chớm yêu mà. Tình yêu đòi hỏi con người ta phải “thể hiện”. Thứ tình kỳ lạ ấy lại vừa mới nhen nhóm lên trong Hoàng, tất nhiên, trong cả Vi nữa. Thế là chưa nhờ đã nhận, chưa hỏi đã gật. Đám bạn sinh viên của em gái Vi cũng đều “chất nghệ đầy mình” cả, thế nên có thêm một anh nhà báo đi cùng đối với họ chỉ thêm vui chứ không thêm phiền. Hoàng thực sự thấy thoải mái trong chuyến đi cực bắc này.

Mấy ngày đầu Hoàng còn hăng hái vác bảng gỗ, giấy vẽ, hộp màu, túi bút, palét, xô, thùng đi theo đám sinh viên mỹ thuật mò vào các bản làng, chốn chợ phiên, đến các địa danh lạ tai như Núm Vú Cô Tiên, Hang Gà, Khu mộ cổ, Suối Tầm Gai, Cây Si Bảy Gốc... Sau thấy chán, lại không hiểu gì về bố cục, gam màu, hình khối của các bức ký họa, phong cảnh, chân dung nên bảo em gái Vi: “Mai anh bắt đầu hành nghề của anh, tạm thời chia tay nhau một ngày nhé. Em nhớ đi cẩn thận!”

Khi em gái Vi cùng đám bạn của cô cổ mang, tay xách khuất sau Núm Vú Cô Tiên thì việc đầu tiên là Hoàng vào Phòng giáo dục huyện. Lên vùng cao, cái có thể viết được nhất có lẽ là sự dạy và học. Sau khi nắm qua vài ba số liệu cần thiết, Hoàng gật gù cảm ơn Phó phòng giáo dục huyện rồi thuê xe ôm đi vào các xã, lê la đến các điểm trường. Về đến nhà cũng sẩm tối, người mệt bã ra. Em gái Vi vẫn chưa về. Có lẽ cô bé đã ở lại một bản nào đó. Đám sinh viên này rất mê ở lại qua đêm với một bản người Dao hay người Mông để thực sự được “hết mình” với những nét phác thảo ẩn chứa đầy ý đồ nghệ thuật của họ. Hoàng đã từng đi với những nhóm sinh viên mỹ thuật như thế này đôi ba lần. Có lần đi cả với đám Mỹ thuật Yết Kiêu nữa. Khi họ đã “máu” lên thì dù có bị coi là rồ dại họ vẫn làm theo ý mình.

Buổi tối dường như lạnh thêm. Nhà trọ lại không có phòng tắm nước nóng. Hoàng lang thang ra phố huyện tìm dịch vụ tắm nóng lạnh. Phố núi buồn hiu hắt. Khi chưa lên đến đây thì hai từ “Cổng trời” có sức hấp dẫn ghê gớm. Sau cổng trời sẽ là thiên đình, là nhà trời, là xứ sở của những vua Mông, hoa hậu Mường, của thầy mo, của bùa ngải và vô vàn những điều kỳ bí giấu sau những nếp nhà mái gỗ tường trình ẩn mình bên thung núi. Trước đây Hoàng cũng đã từng run rẩy khi lần đầu tiên được nghe thông báo xe sắp lên cổng trời Quán Bù. Từ cổng trời lại được nghe hướng dẫn rằng xe đang chạy xuống một thung lũng nơi đặt trung tâm huyện lỵ, và trước khi vào thị trấn Quán Bù mọi người sẽ được chứng kiến một kỳ quan của tạo hóa, đó là Núm Vú Cô Tiên. Quả là mọi người đã “ồ” lên thích thú khi nhìn thấy hai trái núi đất vồng lên như hai mâm xôi, đều đặn, cân đối như một “đôi gò bồng đảo” ngay bên cạnh con đường chạy qua thị trấn.

Lần ấy xe chạy qua Quán Bù lên cao nữa chứ không dừng lại ở phố núi này nên Hoàng chưa có dịp được nhìn thật gần Núm Vú Cô Tiên. Còn lần này thì coi như Hoàng đã khám phá xong cái thị trấn dưới chân cổng trời. Nếu theo lối tư duy cổ tích thì “Thiên đình” hay “Nhà trời” có tên là Quán Bù này chẳng có gì đặc biệt, nó giống như bao phố núi khác, chỉ có vài ba dãy phố, một cái chợ vùng cao, một ngôi trường nội trú, đôi dãy nhà trụ sở công cùng số dân cư thưa thớt của nhiều sắc tộc. Thời tiết thì sáng lạnh, tối lạnh, trưa nóng. Không phải một bản làng phình to mà cũng chẳng phải một thành thị thu nhỏ như ở dưới xuôi. Nó có những nét rất riêng của nó. Dường như ở đây cái gì cũng một và chỉ một mà thôi. Một quán cơm phở bình dân. Một cửa hàng kính mắt. Một nhà tắm nóng lạnh. Một quán bánh cuốn. Một cửa hàng sửa xe ngựa. Một nhà thuốc bắc. Một quán thắng dền... Nó là Xóm núi. Cách gọi ấy phù hợp với nó hơn cả. Đúng với nó hơn cả. Nghĩa là với những người như Hoàng thì không thể ở đây lâu được. Ngay cả với những người như cô em gái Vi cũng thế. Họ chỉ đến đây chơi, xem, vẽ vời, làm thơ và viết báo chứ không thể ở đây được. Hiu hắt kinh khủng. Buồn chán kinh khủng. Tẻ nhạt kinh khủng. Và hơn tất cả là một cái gì đó thất vọng kinh khủng. Ngay cả “kỳ quan của tạo hóa”, tức Núm Vú Cô Tiên cũng mất đi vẻ đẹp gợi tình của nó khi bàn chân Hoàng đặt lên tới đỉnh một trong hai núm vú đó. Nhìn xa thì tròn trịa, mịn màng, lạ lẫm, đẹp đẽ là vậy. Nhưng đến gần thì loang lổ những vết cào xước, màu xanh của cỏ lẫn với những đường rãnh, khe nứt, những vùng đất đá lổn nhổn trông thật nhức nhối. Lật xới lớp vỏ cổ tích lên là điều tệ hại nhất đối với loài người. Hoàng đã có lần chiêm nghiệm rằng: Nếu có thể, thì, đừng bao giờ vừa nghe chuyện cổ tích lại vừa làm người lớn.

Vậy mà Hoàng lại lạc vào thế giới cổ tích của Quán Bù ở cái tuổi hai mươi nhăm.

Tuổi ấy nhiều ước mơ nhưng cũng hay thất vọng.

... Đi gần hết dãy phố mà vẫn chưa tìm thấy nhà tắm nóng lạnh đâu. Đang ngó nghiêng thì cái biển hiệu “Gội đầu Xóm Núi” đập vào mắt Hoàng. Chắc chắn đây cũng lại là cái quán duy nhất ở phố núi này. Một tí tiểu tư sản bỗng bốc lên trong Hoàng. Cũng nên thử xem con gái xóm núi gãi đầu, vỗ trán, mát xa mặt ra sao? Hoàng vén tấm mành nhựa buông trước cửa, lách người vào. Trước mắt Hoàng là một thứ dịch vụ hơi có phần... hổ lốn! Gian quán không rộng lắm vừa để ghế gãi, giường xả cho khách gội đầu lại vừa được dùng để bán cà phê; vừa bày bán mấy củ tam thất, nấm linh chi, thảo quả lại vừa cả làm dịch vụ váy áo cô dâu, trang trí đám cưới nữa. Và đèn mờ. Không gian của quán chìm trong ánh đèn mờ pha màu tím ngắt. Quán vắng tanh. Từ sau tấm màn ri đô ngăn quán với góc trong cùng, một cô gái vén rèm bước ra.

- Anh uống nước hay gội đầu?

Trước khi nghe trọn tai câu hỏi ấy Hoàng kịp nhận ra cô chủ quán rất xinh đẹp và... đặc sệt chất miền xuôi.

- Cả hai.

- Quán em có thể phục vụ được cả bốn trong một cơ. Nào, bây giờ anh lên ghế em gãi.

Hoàng thấy thú vị trước cái cách đùa của cô gái. Anh hỏi lại:

- Anh không muốn gội đầu trước thì sao?

- Uống nước với một cái đầu ngứa ngáy thì sẽ không thoải mái đâu. Thôi nào, em biết là anh cần gội đầu trước mà, anh ngồi vào ghế đi.

Cô gái quấn tấm vải quanh cổ Hoàng rồi hỏi: “Anh dùng dầu gì?”. Hoàng không trả lời mà hỏi lại cô ta: “Em giỏi thật. Thế em còn biết gì về anh nữa?”

- Anh là thầy giáo hướng dẫn đoàn sinh viên thực tập phải không?

Hoàng không trả lời, lặng lẽ nhận cái danh vị mà cô gái muốn khoác cho anh. Đúng hơn là anh không muốn thanh minh. Và đó quả là một buổi tối thú vị. Cô chủ quán tên Tiên. Hai mươi ba tuổi. Quê Tuyên Quang. Lên Quán Bù được hai năm rồi. Lý do: Nuôi em ăn học.

Những ngày sau đó, mỗi khi em gái Vi cùng chúng bạn xách bảng vẽ vào bản là Hoàng lại ra quán Tiên ngồi. Bỗng tìm được một người trò chuyện ở cái chỗ chẳng có việc gì mà làm như thế này, đối với Hoàng kể cũng bớt đi phần nhàm chán. Tiên lại là người hay chuyện. “Anh bảo anh ở đường Đê La Thành à? Thế anh có biết quán Mây Chiều gần Ô Chợ Dừa không? Không à? Tại sao em lại biết á? Biết chứ! Trước em xuống làm cho dì em ở gần đấy mà. Sao bây giờ lại chuyển lên xó núi này á? Vì hai đứa em của em học nội trú ở đây. Sao lại chuyển được về đây học á? Chú em làm ở ủy ban mà. Dưới Tuyên Quang không có điều kiện học nên chú xin cho cả hai đứa lên trên này. Em phải đi theo chúng nó. Bố mẹ em á? Buồn lắm. Tai nạn nên mất sớm cả rồi. Em á? Em chỉ được học đến lớp tám thôi. Rồi em theo dì xuống Hà Nội, ở đó vài năm thì lên đây. Có buồn không á? Cũng phải quen thôi. Lấy chồng á? Thôi, còn lấy gì nữa, chỉ mong hai đứa em học xong rồi em bỏ hết mọi thứ lại để đi. Đi đâu á? Không nói được, mà có nói anh cũng chả tin. Có tin á? Thôi, em không nói đâu...”

Cứ thế, mỗi ngày cô gái tên Tiên lại rủ rỉ vào tai Hoàng những chuyện rất quen mà lại rất lạ như thế. Hoàng không phân định nổi trong khối chuyện mà Tiên nói có bao nhiêu phần trăm sự thật, nhưng rõ ràng là ít nhiều nó có sức ám ảnh đối với người nghe. Có thể cái khứu giác báo chí trong Hoàng đã gửi thấy mùi “sự kiện” ở chuyện đời của cô gái này, cũng có thể Hoàng quá ngây thơ và ủy mị trước một nhan sắc biết nói dối, nhưng dẫu sao thì cũng phải thừa nhận Tiên và những câu chuyện của cô hấp dẫn Hoàng.

Một lần Tiên hỏi: “Anh có máy ảnh à? Chụp cho em một kiểu được không?”. Hoàng gật đầu: “Ôkê! Em muốn chụp ở đâu?”. “Ở núi Cô Tiên, chỗ giữa hai...”

- Núm vú?

Tiên khẽ gật đầu, miệng tủm tỉm cười. Thế là buổi sáng hôm ấy Tiên nhờ em gái trông hàng rồi diện đẹp, cùng Hoàng đi bộ ra Núm Vú Cô Tiên. Hoàng chụp cho Tiên bốn, năm kiểu liền, sau đó lại còn cao hứng kể cho Tiên nghe sự tích núi Cô Tiên nữa. Tất nhiên câu chuyện hoàn toàn do Hoàng bịa đặt. Câu chuyện ấy trong một phút ngẫu hứng đã được Hoàng nghĩ ra, nội dung của nó đại loại như thế này:

Ngày xửa ngày xưa có một nàng tiên nữ rất thích mây gió trăng hoa. Nàng thường ngao du với các vị nam thần, nhất là các sơn thần ngụ ở hạ giới. Thế rồi nàng tiên nữ ấy mắc một thứ bệnh không thuốc nào giải nổi. Bệnh ấy bắt đầu từ cơ quan sinh dục, cứ thế phát triển lên khắp cơ thể, đầy mình tiên nữ chẳng mấy chốc xuất hiện những vết bầm đỏ, những vết này sưng tấy, làm mủ, vỡ ra và nhiễm trùng. Đến một ngày kia, bệnh nặng quá, tiên nữ bay về trời để tìm thuốc chữa nhưng cô cất mình lên đến cổng trời thì mệt quá rớt xuống thung lũng Quán Bù và chết. Thân xác cô nằm phơi giữa thung sâu, theo năm tháng phân hủy đi nhưng riêng có bộ ngực thì hoá thành hai trái núi đất. Ngọc Hoàng Thượng Đế cho thái y đến khám nghiệm, chỉ thấy bộ ngực của tiên nữ có nhiều vết cào xước, bầm nát mà không phát hiện ra được nguyên nhân cái chết của tiên nữ nọ. Sau khi tiên nữ chết được một thời gian, dưới hạ giới các sơn thần đã từng quan hệ với nàng tiên này cũng lần lượt mắc chứng bệnh lạ. Thân thể họ hao mòn, trí lực họ giảm sút, phép thuật họ mất linh, họ không còn làm được những công việc họ phải đảm nhiệm nữa. Rồi họ đổi chính thành tà, bỏ thánh làm ma, dùng thuốc quỷ thay thuốc tiên. Nhiều vị trong số họ đoản số trước ngày giờ ghi trong cuốn sổ đặc biệt của Nam Tào - sổ cai quản các vị nam thần. Ngọc Hoàng Thượng Đế thấy vậy vội sai người điều tra, kết quả cho thấy các nam thần này đều mắc chung một chứng bệnh với tiên nữ nọ, vợ con của họ cũng đang có nguy cơ mắc bệnh theo. Ngọc Hoàng lo lắng vội cho gọi Thái Thượng Lão Quân đến để tìm phương thuốc chữa trị chứng bệnh nan y đang làm điên đảo quân thần Nhà Trời. Lão Quân dùng lò bát quái luyện linh đan thần dược nhưng nghe ra thần dược không trị nổi bệnh quỷ, thuốc tiên không cứu được ma trùng. Lão Quân tâu lên rằng, bệnh này do chuyện sinh hoạt nam nữ mà ra, muốn trị bệnh chỉ còn cách cấm trai gái chung đụng mà thôi. Vì thế Nhà trời sau ba vạn chín nghìn năm thì tuyệt chủng. Bây giờ quân thần nhà trời đều đã tan vào hư vô, chỉ còn hai trái núi đất ở cửa ngõ nhà trời là chứng tích còn lại của giống thần tiên mà thôi. Sau này con người ở dưới hạ giới cũng đã tràn lên trời để ở. Vì thế Quán Bù mới được gọi là Cổng Trời, và hai trái núi đất kia mới được gọi là Núm Vú Cô Tiên...

Câu chuyện kể có dụng ý của Hoàng lập tức gây tác dụng. Mặt Tiên tái đi. Những nét đẹp trên khuôn mặt cô trở nên u ám như có vầng mây đen che phủ. Tiên đòi về. Hoàng cảm thấy áy náy vì mình đã đùa ác với Tiên. Rất có thể những tháng ngày Tiên ở Hà Nội có điều gì đó uẩn khúc, nhưng Hoàng lại đem câu chuyện ẩn dụ trên ra kể cho Tiên nghe thì tàn nhẫn quá. Mặt trời đã lên cao và những đám mù mây không vượt qua nổi cổng trời bắt đầu lẫn vào đám cây tạp, rã ra, tan loãng trong sắc xanh nơi triền núi. Hoàng đưa Tiên về theo lối khu mộ cổ. Có vài ngôi mộ hình thuyền được xây bằng đá đã ngả màu thời gian đen thẫm. Không biết đó là mộ của người Tàu, người Mông, người Dao hay người Kinh nhưng hầu hết chúng đều có bia hình sừng trâu đặt ở đầu mộ, bên trên có khắc chữ tượng hình. Hoàng tranh thủ chụp mấy kiểu ảnh vì thấy chúng lạ mắt. Bỗng Tiên bảo: “Ngày còn bé mẹ em hay đọc Kiều và có nói đến nấm mộ Đạm Tiên. Không hiểu sao khi lần đầu tiên nhìn thấy những ngôi mộ này em lại nghĩ đến mẹ em và cái nấm mộ của người kỹ nữ sống làm vợ khắp người ta ấy. Em chỉ học đến lớp tám thôi. Có được học Kiều và có nhớ mấy câu thơ ấy. Lần nào đọc đến cái câu Đến khi thác xuống làm ma không chồng em cũng rùng mình. Lên đây ở, thỉnh thoảng em lại ra thắp hương cho mấy ngôi mộ này. Chúng không có chủ đâu anh ạ. Em sống ở đây em biết. Lắm khi em ngồi bên chúng cả buổi. Rồi em cũng nằm xuống một ngôi mộ như thế này thôi. Và chắc gì đã có ai nhang khói cho em?”

Hoàng bảo:

- Sao Tiên lại nói thế? Nay mai các em Tiên học xong cả nhà sẽ chuyển xuống xuôi chứ chắc gì đã ở lại đây?

Tiên cười buồn:

- Em sẽ ở đây. Sẽ tự xây mộ đá cho mình. Không hiểu sao em rất thích mộ đá. Nằm trong đó sẽ thực sự cảm thấy vững chãi, thực sự bình yên...

Nghe Tiên nói Hoàng thấy hoảng. Tại sao một cô gái đẹp như Tiên lại nói toàn những điều quái gở thế nhỉ? Hôm nay Tiên diện một bộ đồ màu trắng. Tóc cô dài, buông chùng xuống bờ vai nhỏ trông đẹp một cách mỏng manh, yếu ớt. Nét mặt Tiên căng mịn, dáng dấp Tiên thanh thoát, nhẹ nhàng không có biểu hiện gì của một sinh thể đang ủ đầy mầm bệnh. Tại Hoàng quá giàu trí tưởng tượng hay tại khung cảnh này đã khiến Hoàng tự gieo vào lòng mình mối hồ nghi không đáng có? Khi hai người ra tới đường cái thì gặp một thanh niên trạc tuổi Hoàng đứng chờ bên vệ đường cùng chiếc xe máy màu mận chín. Anh ta ăn mặc khá lịch sự, sơmi bỏ quần, cổ cài ca vát, mắt đeo kính cận. Thấy Hoàng và Tiên anh ta cười thân thiện và hỏi rất nhã nhặn:

- Hai anh em đi thăm núi về rồi à?

Tiên cũng đáp lại một cách vui vẻ: “Vâng, đây là anh Hoàng mới ở Hà Nội lên, còn đây là anh Tuấn bên Phòng văn hóa huyện”. Thanh niên tên Tuấn gật đầu chào Hoàng xong, quay sang Tiên bảo: “Việc em nhờ anh làm xong rồi, đây là giấy biên nhận thu lệ phí của huyện, em cứ việc lấy đá xếp quanh khoảnh đất ấy lại thôi, khi nào thu xếp được thì chuyển cốt cho các cụ”

Tiên nhận tập giấy tờ từ tay Tuấn, bảo: “Để em gửi tiền anh”. Nhưng Tuấn quay ra xe ngay, nói với lại: “Để khi khác, bây giờ anh phải về cơ quan có tí việc, em với anh Hoàng về sau nhé”

Tuấn đi rồi, Tiên quay sang nói với Hoàng:

- Em nhờ anh ấy xin cho phần đất giữa mấy ngôi mộ cổ. Mai này em chuyển bố mẹ em về nằm đấy.

Hoàng nói vu vơ:

- Ở xóm núi này mà cũng có người đẹp trai nhỉ!

Tiên bảo:

- Anh ấy quê ở thị xã, mới lên đây nhận công tác được vài năm. Anh ấy tốt lắm.

Tiên nói không sai. Hoàng còn được chứng kiến lòng tốt của Tuấn đôi ba lần nữa trước khi rời cổng trời về xuôi. Tuấn đã bỏ ra hai buổi chiều để giúp Tiên xếp đá quanh “sinh phần của các cụ”, và theo yêu cầu của Tiên, Tuấn đã chở Hoàng đi chợ rượu ở bản Lũng Pàn cách cổng trời những bốn mươi cây số. Chợ rượu Lũng Pàn họp phiên theo tháng. Ở đây có đủ các loại rượu của mọi dân tộc. Rượu nấu từ ngũ cốc, rượu chắt từ các loại rễ củ, rượu men gạo, men lá, rượu ngâm các loại, rượu hạ thổ, rượu tự nhiên và nhân tạo... đủ cả! Lần đầu tiên Hoàng hoa mắt vì các chủng loại rượu. Mấy ngày sau đó Hoàng còn được Tiên giúp tìm hiểu thêm nhiều điều về vùng đất dưới chân cổng trời Quán Bù này. Hoàng nhận ra tình cảm của Tuấn dành cho Tiên chính là thứ tình cảm mà anh đã dành cho Vi. Tự sâu thẳm lòng mình Hoàng thấy mừng cho cô gái mồ côi phải lưu lạc từ đất Tuyên Quang lên đây nuôi em ăn học như Tiên. Hóa ra Hoàng nhạy cảm và suy diễn thái quá chứ Tiên đang được cuộc đời trả lãi đấy thôi. Nếu Tiên lấy Tuấn thì đó sẽ là một đôi uyên ương đẹp. Nếu các em Tiên học hành đến nơi đến chốn thì cũng có nghĩa là cô đã trả được hiếu cho bố mẹ mình dưới suối vàng rồi. Và Hoàng còn phải ơn Tiên nữa kia. Loạt phóng sự đi ba kỳ sau này tư liệu chủ yếu do Tiên cung cấp và gợi mở. Và cái mùa đông ấy cũng đã trở thành một ký ức đẹp trong cuộc đời làm báo của Hoàng. Cái mùa đông ấy đã trở thành quá vãng rồi. Bốn năm sau Hoàng mới lại có dịp quay trở lại cổng trời Quán Bù.

Vừa đúng bốn năm, cũng lại vào mùa đông...

Lần này Hoàng lên cổng trời Quán Bù với nhóm phóng viên của một hãng truyền hình Nhật Bản. Họ đã đọc được cái phóng sự ba kỳ của Hoàng ở một xó xỉnh nào đó và họ mê cái đoạn tả về chợ rượu Lũng Pàn. Mùa đông này họ sang Việt Nam nhờ Hoàng đưa đến phiên chợ rượu độc đáo đó để họ làm phim ẩm thực. Bên họ có một kênh truyền hình chuyên phát những loại phim này. Tất nhiên là Hoàng ôkê ngay. Bốn năm qua đủ biến Hoàng trở thành một phóng viên cứng cỏi. Sự chia tay với Vi cũng làm cho con tim Hoàng dường như trưởng thành hơn. Một anh bạn Hoàng từng bảo: “Không nên dùng từ trưởng thành đối với con tim, nghe nó điêu ngoa lắm”. Hoàng cười khẩy: “Người ta còn gọi là trái tim non, là con tim mù lòa được kia mà. Sao lại không thể gọi là con tim trưởng thành?”. Cô em gái Vi cũng đã ra trường và xin được việc làm ở công ty mỹ thuật Thủ đô. Bức tranh vẽ hoa tam giác mạch của cô bây giờ treo trong phòng ngủ của chị gái mình. Vi và người chồng của cô sẽ nhìn ngắm bức tranh ấy vào những lúc tâm hồn họ thanh thản nhất, và Vi sẽ giới thiệu về lịch sử bức tranh cho chồng cô nghe. Trong câu chuyện của cô chắc chắn sẽ không có cái tên Hoàng xuất hiện với tư cách là người hộ tống tác giả bức tranh. Vi đã không thể lấy một anh nhà báo giỏi mà không có nhà ở Hà Nội, đồng lương lại không đảm bảo hạnh phúc gia đình nên Hoàng đành mất đi cơ hội được treo bức tranh tam giác mạch đó nơi phòng ngủ của mình vào đêm tân hôn.

Và sự trở lại cổng trời lần này không phải để tìm một bức tranh tam giác mạch khác thay thế. Điều khiến Hoàng bồi hồi nhất chính là niềm phấn khích được gặp lại Tiên.

Đoàn làm phim được thu xếp nghỉ ở Trung tâm văn hóa huyện. Nhận phòng xong, quay ra Hoàng bỗng nhận thấy dáng Tuấn đang đi ở dưới sân. Vẫn cái dáng cao gầy với sơ mi bỏ quần có thắt cà vạt và đeo kính gọng đen y như bốn năm trước đây. Hoàng liền cất tiếng gọi. Cái người ở dưới sân vội ngước mắt lên nhìn Hoàng. Ánh mắt anh ta tỏ ra hết sức ngỡ ngàng. Hoàng cũng đã ngờ ngợ là mình nhầm người. Cậu thanh niên đeo cà vạt đó tiếp tục đi vào lối dẫn lên cầu thang và chỉ lát sau thì anh ta đã xuất hiện ngay trước mắt Hoàng.

- Anh quen anh Tuấn à? – Cậu ta hỏi Hoàng.

- Ừ, xin lỗi, mình nhầm.

- Anh Tuấn chuyển về sở rồi. Em về thay anh ấy. Trước khi anh ấy đi, hai anh em ở với nhau gần hai tháng. Em là Quân.

Hoàng vội làm thân:

- Mình với Quân ra phố uống cà phê đi. Trước mình có quen Tuấn, nay có dịp lên công tác muốn hỏi thăm cậu ta thôi.

Quân gật đầu:

- Ở đây chỉ có một quán cà phê duy nhất. Tỉnh lẻ mà. Ngon dở thế nào anh dùng tạm nhé?

Hoàng gật đầu: “Ôkê!” rồi khoác vai Quân đi xuống cầu thang gác. Đúng là vẫn quán cà phê của Tiên, vẫn biển hiệu “Gội đầu Xóm Núi”, vẫn tấm mành mành nhựa hai màu xanh, trắng. Khi tấm mành được vén lên thì vẫn là một thứ kinh doang tổng hợp như bốn năm trước đây Tiên đã từng làm. Chỉ có điều, chủ quán không phải là Tiên. Hoàng vội quay sang Quân:

- Quán này mới thay chủ à?

Quân gật đâu:

- Vâng, quán này trước là của chị Tiên. Chị ấy chết rồi.

Hoàng kinh ngạc:

- Chết rồi? Thế Tuấn...?

Quân nhìn thẳng vào Hoàng, đáp:

- Anh cũng biết chuyện giữa chị Tiên và anh Tuấn à? Chị ấy chết được hơn một năm rồi. Chết sau ngày đứa em thứ hai của chị ấy vào đại học. Anh Tuấn buồn lắm. Anh ấy rất yêu chị Tiên. Chẳng hiểu sao chị ấy lại không lấy anh Tuấn. Có người bảo chị ấy chết bệnh, lại có người bảo chị ấy tự tử. Anh Tuấn là người đưa xác chị ấy từ bệnh viện tỉnh về chôn ở khu mộ cổ. Có lẽ anh Tuấn là người biết rõ nhất về chị ấy. Nhưng anh ấy không bao giờ nói với ai về chuyện đó cả. Chỉ có một lần anh ấy bảo với em là: “Tiên đã chuẩn bị trước cho cái chết của mình, cô ấy đã xây sẵn một ngôi mộ đá”

Hoàng uống vội ly cà phê đắng ngắt rồi cùng Quân ra khu mộ cổ. Đúng là Tiên đã về nằm dưới ngôi mộ đá do chính tay cô chuẩn bị từ trước. Những chuyện mà Tiên nói với Hoàng bốn năm về trước như vẫn còn bên tai anh, như văng vẳng đâu đây giữa nghĩa địa hoang vu, bên những nóc mộ cổ in dấu thời gian này. Tiên rất sợ cái câu thơ định mệnh Đến khi thác xuống làm ma không chồng nên cô đã phải chọn sẵn cho mình một ngôi mộ đá để khi nằm trong đó mới thực sự cảm thấy vững chãi, thực sự cảm thấy bình yên. Bây giờ thì em đã bình yên chưa Tiên ơi? Trước ánh mắt đờ đẫn vì xúc cảm của Hoàng, Quân bảo: “Muốn hiểu về chị ấy, anh cứ về sở gặp anh Tuấn là rõ. Anh Tuấn là con trai của bác phó giám đốc sở đấy, cũng dễ tìm thôi mà”

Hoàng mỉm cười chua chát. Quân quên mất Hoàng là nhà báo ư? Việc tìm Tuấn đối với Hoàng có gì là khó đâu. Ngay cả việc xác minh lý lịch của Tiên với cái nhà hàng Mây Chiều đã bị đóng cửa ở gần Ô Chợ Dừa ấy đối với Hoàng cũng chẳng khó gì. Nhưng tìm Tuấn để làm gì? Biết rõ hơn về Tiên cũng để làm gì? Làm sao tìm hiểu cho hết uẩn khúc của mỗi con người trong cái thế gian đầy phức tạp này?! Tiên đã muốn bình yên trong nấm mộ đá kia, những muốn người đời quên mình đi thì cũng chẳng nên xới lật cuộc đời cô thêm một lần nữa. Có chăng là cắm cho cô nén nhang để linh hồn cô khỏi lạnh lẽo nơi lòng đá mà thôi. Hoàng nhìn sang Núm Vú Cô Tiên, thấy câu chuyện tự biên tự diễn của mình sao kinh khủng thế? Nếu ba vạn chín nghìn năm trước đây có một nàng tiên như thế thì bây giờ nàng nằm kia mưa nắng dãi dầu, đắng cay, oan nghiệt quá. Cho nên Tiên mới muốn trốn vào mộ đá để khỏi bị miệng lưỡi người đời nhắc đến chăng?

Ngay sáng hôm sau Hoàng rời Quán Bù lên Lũng Pàn và ở lại đó cho đến khi đoàn làm phim quay xong. Trở lại Hà Nội được một tuần thì Vi điện đến cho Hoàng. Vi bảo: “Nghe nói anh dạo này hay la cà ở các quán gội đầu thẩm mĩ lắm phải không? Cẩn thận không các cô ca ve ấy cho anh tiêu đời luôn đấy. Tốt hơn hết là anh lấy vợ đi. Rồi cố đẻ một cô công chúa để làm thông gia với em”

Hoàng bảo: “Cảm ơn lời nhắc nhở của em. Đừng lo cho anh nữa. Con tim anh trưởng thành lên nhiều rồi mà”

Và Hoàng cúp máy.
Nguyễn Đình Tú

Em đã ngủ với chồng chị chưa?

Đàn bà đứng tuổi tiếp nhận bằng nét mặt thản nhiên. Giống như cô đã quen với tiếng báo thức lúc 6h30 mỗi ngày, để tất bật chuẩn bị bữa sáng cho chồng, đánh hộ anh đôi giày để anh có thể an tâm rời khỏi nhà đi làm. Đàn bà đứng tuổi chậm rãi tuông từng lời:



- Đây không phải là lần đầu tiên chị nghe câu nói ấy từ cửa miệng một phụ nữ trẻ. Có điều chị tự hỏi: “Tại sao trong cuộc đời, hầu hết đàn bà chỉ cần duy nhất một người đàn ông hiểu mình, chăm lo cho mình. Trong khi đa số đàn ông lại cần nhiều người đàn bà hiểu mình, chăm lo cho mình đến thế?”.



Đàn bà trẻ cúi xuống, nước mắt khi không mà chảy. Tiếng đàn bà đứng tuổi vẫn vang lên đều đặn:



- Trong mối quan hệ lằng nhằng này, chúng ta chỉ có hai cách giải thích. Hoặc là cả ba cùng có lỗi, hoặc là không ai có lỗi, lỗi tại “Nhan sắc” mà ra… Thôi, chị về đây, còn phải đi đón cháu. Em từ từ suy nghĩ và chọn cho mình một kết cục mà em muốn. Chỉ có điều “Nhan sắc” là thứ phù du nhất cuộc đời này em ạ…!



Đàn bà đứng tuổi đi rồi, để lại trong gió ánh mắt đen láy và mùi hương thoang thoảng. Đàn bà trẻ nhìn theo dáng dấp ấy và thầm nghĩ: “Chị ta từng được gọi là nhan sắc…”. Chuông điện thoại reo vang, đàn bà trẻ giật mình. Đầu dây bên kia, tiếng người đàn ông – như đa số đàn ông khác – cần nhiều đàn bà trong cuộc đời, nói hối hả: “Em à, cẩn thận nhé. Mụ nhà anh phát hiện ra em rồi. Mụ để cả xấp hình chụp chúng ta đi vào nhà nghỉ, rồi cả c nhà nơi em đang trọ học. Tạm thời đừng liên lạc nhiều nhé. Anh sẽ tranh thủ giải quyết để gặp em sớm…”.



Đàn bà trẻ không đáp trả. Tiếng tít tít vang lên vồn vã và bất ngờ. Bất ngờ như cơn mưa ngoài khuôn quán kia. Lúc này cô mới nhận ra sự tinh xảo của đàn bà đứng tuổi khi chọn quán cà phê cô và người đàn ông ấy thường hò hẹn làm nơi gặp nhau hôm nay. Đàn bà trẻ nhìn ảnh mình trong tấm gương phản chiếu loang loáng màn nước, nghĩ mãi đến điều đàn bà đứng tuổi gửi lại trước khi đi: “Nhan sắc…”



Đàn bà đứng tuổi để toàn bộ tập ảnh giấy tờ liên quan đến người tình mới nhất của chồng lên bàn làm việc cho anh rồi lẳng lặng trở về phòng. Nhìn lại mình trong gương, đàn bà đứng tuổi biết mình đã sai khi chiều qua đổ lỗi mọi điều cho “Nhan sắc”. Đàn bà nhớ lại lời một người đàn bà lớn tuổi hơn: “Đàn ông nào vốn mang tính trg hoa thì hoạ may khi chết đi mới bỏ được. Chấp nhận lấy anh ta là chấp nhận cảnh chồng chung cả đời…” . Đàn bà đứng tuổi thở dài, tắt đèn trong tiếng nhạc da diết buồn “Bàn tay làm sao níu, một thời vừa đi qua…”



Đàn ông trở về sau cơn mưa giông bất ngờ. Phong bì hình ảnh vợ để trên bàn đêm qua vẫn còn làm anh chới với. Hai lần trước vợ chỉ nói: “Anh dừng lại đi, đừng để em biết quá nhiều…”. Đàn ông ngoan ngoãn nghe theo vì thiết nghĩ: “Còn nhiều thời gian khác mà!”. Lần này, đàn bà làm điều gay cấn hơn. Đàn ông nằm vật nơi phòng khách, chẳng dám vào phòng ngủ. Anh sợ những câu chất vấn không lối thoát dành cho mình, sợ mình trở thành thằng hèn như kẻ trộm bị bắt gặp. Đàn ông ngủ quên lúc nào không hay. Đàn ông muôn đời là thế. Họ không như đàn bà, điển hình là đàn bà trong phòng ngủ kia, ngổn ngang cả đêm không chợp mắt.



6h30, đàn bà choàng dậy như một loại phản xạ vô điều kiện. Nhưng rồi nghĩ lại, đàn bà cho phép mình lao vào phòng tắm chà rửa bản thân sạch sẽ, bóng loáng trước khi lao vào bếp. Đàn bà cho phép mình thoa chút phấn son trước khi đánh giày cho chồng. Và gọi chồng dậy với ánh mắt vô tư như chưa từng xảy ra chuyện gì. Đàn ông hớn hở như thoát được nạn, thay đồ, sáng, và huýt sáo rời khỏi nhà đi làm, không quên hôn vợ.



Đến cơ quan, đàn ông hí hửng rút điện thoại định gọi cho đàn bà trẻ, bất ngờ đọc được tin nhắn gửi sẵn từ đêm qua: “Em tha thứ cho anh, chúng ta tha thứ cho nhau. Em cố gắng và em biết anh cũng sẽ cố gắng. Chỉ có điều: Nhất quá tam. Chúng ta cùng ghi nhớ điều đó. Em yêu anh!”



Đàn ông run tay vì biết đàn bà đứng tuổi không nói đùa. Đàn ông đang nghĩ, liệu những nhan sắc đang phới phới ngoài kia, rồi có mang đến cho anh những điều anh đang sở hữu? Liệu khi những nhan sắc ấy tàn phai, anh còn lại gì?



Đàn ông bóp trán, buông điện thoại. Ngồi thừ một lúc, anh mở email làm việc. Tên đàn bà trẻ đứng đầu trong inbox với lá thư “Nhan sắc”. Đàn ông hồi hộp mở ra. Đàn bà trẻ viết:



“Em và nhan sắc cũ của anh đã gặp nhau cách đây vài ngày. Chị ấy không còn mới như em. Nhưng chị ấy có thứ nhan sắc khác. Tuỳ vào sự lựa chọn của anh. Em mong tin anh!”.



Đàn ông nghe tim đập liên hồi. Ngã vật ra ghế, nốc cạn ly cà phê. Ly cà phê có thể đã làm đàn ông tỉnh táo hơn hoặc đã làm anh ta say. Đàn ông đem mọi thứ lên bàn cân, như vốn phải thế trong đầu óc một gã kinh doanh thành đạt. Đàn ông khôn ngoan, bản lĩnh nhìn thấy rõ ràng ngày hôm qua có sức mạnh lớn lao thế nào trong việc tạo ra hôm nay. Đàn ông cũng không còn đủ trẻ để liều lĩnh đem chưa – đến – nửa – cuộc – đời còn lại ra cá cược.



Đàn ông im lặng rời khỏi inbox. Chiều hôm ấy, đàn ông về sớm, đón con cùng vợ dưới cơn mưa tầm tã. Đàn bà đứng tuổi không quên chiếc kh tay trong ví, lau vội nước mưa trên mặt, trên tóc chồng. Đàn ông nhìn vợ, nhớ lời đàn bà trẻ trong lá thư rồi nghĩ: “Đàn bà đứng tuổi của mình có một thứ nhan sắc mà không phải bất kì nhan sắc nào cũng có được…”



Vấn đề là, suy nghĩ ấy rồi sẽ tồn tại trong cuộc đời còn lại của đàn ông được bao lâu? Khi hàng ngày đàn ông vẫn phải tiếp xúc và nhìn thấy hàng nghìn nhan sắc mới đang hừng hực ngoài kia?…

(Sưu tầm)

Em muốn làm đàn bà...!


3h 15 a.m.

Tôi quyết định tắt máy, nhổm dậy vươn vai ngang ngửa vài cái cho đỡ mệt mỏi. Đằng sau gáy tôi mỏi nhừ và nóng. Tôi lại ước vơ vẩn giá giờ này có một bàn tay êm mượt đặt vào chỗ thịt ấy của tôi, kể cũng khoái trá lắm... Tôi mở cửa phòng, trước mắt là một khoảng sân trần, trống trơn và cô lập. Gió dêm nhè nhẹ tràn vào mơn man cái bì da trên mặt tôi, những chiếc lông mi chạm vào nhau cho một chút cảm nhận thanh tịnh của màn đêm... Bầu trời lúc này có màu xanh lam lục, chút sáng và chút sao, tôi ngửa cổ nhìn ngắm nó, bị cắt ngang chéo bởi những sợi dây phơi đã lớn lên với đời tôi, mỉm cười! Tôi thở, hít căng lồng ngực một chút gió và đi xuống dưới nhà. Căn nhà thanh tịnh trống trải này lắm khi với tôi như một cái chuồng không cửa , làm tôi chỉ muốn đạp tung mọi thứ hoặc chí ít trổ thêm dăm ba cửa sổ để cảm thấy rằng tôi đang sống giữa đời ... của những đời. Tôi liếc mắt ra chỗ tivi, tặc lưỡi, rồi quay tròn chiếc khóa xe trong tay...


Con đường vắng thanh tịnh, thi thoảng có vài chiếc xe máy phành phạch chở hàng chạy qua. Chẳng thấy người, chỉ toàn hàng, những chồng rau cao ngất ngưởng. Có đôi khi trên xe là đôi vợ chồng, chen chúc với hành và bắp cải? Người vợ cười... Giữa lúc miên man ấy, tôi thấy 1 bóng dáng nhỏ ngồi ven hồ... Đi tập thể dục giờ này có sớm quá chăng, rồi chợt "à" lên một tiếng, tôi cười khẩy. Nhưng trên quãng đường vắng vẻ này cũng chẳng có nhiều thứ để ngắm nhìn, việc tôi bị thu hút vào cái vật hiếm hoi chuyển động ấy cũng là lẽ thường và tôi phát hoảng khi thấy cái thân hình ấy lao xuống nước. Chẳng kịp nghĩ gì tôi chỉ biết phanh đánh két, rồi nhảy tòm xuống nước theo cô ta.

Khi hoàn hồn thì tôi cảm thấy mùi tanh của nước hồ từ người mình tỏa ra, và giận điên lên khi nghe con nhóc đôi mươi này chế giễu tôi là kẻ lắm chuyện dở người.

-Sao anh lại nghĩ là tôi muốn tự tử nhỉ?

-Ai nhìn như tôi cũng nghĩ thế cả!

-Thế à? Chứng tỏ ở đời cũng lắm kẻ rỗi hơi và nông nổi. Sao một thằng con trai nhảy xuống hồ thì người ta cho là đi bơi, còn với người con gái thì là tự tử nhỉ?

-Hết chỗ để bơi rồi à?

Rồi cảm thấy mình cũng chẳng là mình nữa, tôi đứng dậy. Cô ta nhìn theo, định nói gì đấy.

-Nếu cô không sao thì đừng bơi ở đây. Tôi cũng chẳng rỗi hơi, chỉ có điều thấy việc thì làm theo quán tính của con người thôi!

Và tôi phi xe về nhà đi tắm. Trong làn nước lạnh đổ xuống đầu, tôi chợt nhận ra nạn nhân không thừa nhận mình vừa cứu có vẻ không giống một đứa con gái làm tiền chán đời. Chẳng lẽ mốt của bọn nó bây giờ là áo sơ mi trắng. Ôi trời ơi, Thạc ơi, mày cũng sắp ngu đến nơi rồi đấy, gái nó thiếu gì con cáo khoác bộ lông trắng của cừu.

Tôi quên chưa giới thiệu là tuần trước tôi chính thức trở thành giảng viên đại học. Tôi chọn cái công việc này chỉ bởi đơn giản là nó sẽ cho tôi thời gian để chuẩn bị cho việc nộp hồ sơ đi nước ngoài của mình. Chẳng yêu thích cũng chẳng mong chờ gì ở nó. Thế nhưng cái gì mình chả mong thì nó lại đến với mình nhiều hơn nhu cầu. Cái tréo ngoe của cuộc sống đôi khi cứ thò chân ra là thế. Nói cụ thể thì cái chân đấy là con nhóc mà tôi cứu sống cách đây mấy hôm đang ngồi trước mặt tôi nghe giảng. Ngạc nhiên và chút phì cười, tôi làm cái việc lạ lùng nhất trong công việc từ đầu tới giờ: gọi sinh viên trả bài. Nó trả lời rành rọt rồi nháy mắt ngồi xuống!

Sau mấy lần điểm danh, tôi cũng biết" nó" tên là Dung và kém tôi 7 tuổi. Có vẻ Dung muốn bình thường hóa mọi thứ, tức là không muốn tôi nhớ đến cái duyên kì ngộ giữa chúng tôi. Cũng tốt thôi, tôi cũng không phải là kẻ rỗi hơi. Chỉ có điều, đôi khi nhìn con bé cười khúc khích với lũ bạn trong lớp, hay đôi ba lần bắt gặp cô ta tập thể dục dưới sân trường, gò má ửng hồng, thì thấy là cũng khá ưa nhìn và yêu đời. Tuổi trẻ bây h thật bốc đồng, có đôi khi chúng nó coi rẻ mạng sống chỉ vì một chút bốc đồng, chán nản trong cuộc sống.

Cái lớp tôi dạy có sĩ số rất đẹp, 40 gái và 39 trai. Tôi cho thế là hoàn hảo hơn ngày tôi còn ngồi trên ghế giảng đường, nhìn xung quanh khi hết tiết để kiếm một thằng bạn rủ xuống quán nước cũng khó khăn. Nhưng bọn con gái, nhất là gái cái tuổi nhí nhảnh thì thật lắm trò và phức tạp, chúng nó không chịu thiếu một bông hồng vào cái ngày mà tôi còn phải làm tròn nghĩa vụ với mẹ, bà chị gái với đứa cháu đã lên 6_mà nó cho rằng đã đủ tuổi để nhận hoa của cậu nó, và cả mấy đồng nghiệp nữ trong khoa. Chúng nó mời tôi tham gia buổi liên hoan nhân ngày phụ nữ Việt Nam, và" Sự hiện diện của thầy sẽ là niềm vui sướng và long trọng cho K48 với nhữn bông hồng đỏ thắm điểm tô". Tôi phì cười và nghĩ đấy dù sao cũng là một sự ưu ái cho một giáo viên trẻ, và trên giấy mời thấy có ghi tiết mục văn nghệ do Khánh Dung trình bày..

Quả là tuổi trẻ nhiều sáng tạo, và tôi cũng thú thật là mình bị cuốn vào những tràng cười nghiêng ngả đấy. Dung hát cũng rất hay. Tiết mục cuối cùng là bên nam giới sẽ bốc một mẩu giấy bên trong có ghi những lời ước của những cô gái một cách diễm cảm nhất. Rất là phong phú đa dạng! Những lời ước từ tình thương cha mẹ :" Ước gì mẹ cho mình tiền tiêu vặt nhiều như tình yêu mình dành cho mẹ vậy!", " Ước gì mình đủ tiền mua cái váy hôm qua thấy trên Vincom, nhưng mà khéo có tiền mình lại đi ăn quà cho nó sướng hehe.." blah blah. và cho đến lượt tôi.

Quả thật là đến khi cả lớp nhao nhao lên tôi vẫn hít lấy một hơi thật sâu:

- Ước gì có ai đó làm cho mình trở thành đàn bà!

Một chút im lặng rồi có tiếng vỗ tay, sau đấy là huýt sáo và đập bàn đập ghế..

6h30
Tôi quay lại đáp lời chào mấy sinh viên ra về sau, chợt nhớ quên quyến sách trên mặt bàn. Tôi thở dài , mệt quá mà cái lớp học tận trên tấng 4. Tôi sải những bước dài lên lớp. Chưa kịp ngó nghiêng đã thấy từ đằng sau Dung đang ngồi quay lại. Tôi tiến lên, thì hỡi ôi ở tay cô học trò là một lưỡi dao lam. Và lại một lần nữa , tôi hành động theo quán tính con người của mình. Nhưng lần này là một cái tát! Cô ta ngước lên rồi nhìn tôi sững sờ, rồi khóc, nước mắt lăn từng hạt to tròn xuống đôi gò má bầu bĩnh. Tôi thì tôi nghĩ đến lần đầu gặp cô ta, và tôi quát:

- Đồ ngu!

Tôi tưởng đấy sẽ là liều thuốc mạnh cho sự giáo huấn. Vậy mà cô ta tự nhiên quay phắt lên cười, rồi gằn giọng chỉ vào tôi:

-Anh thì biết cái gì! Đồ giảng viên dở người!

Bị choáng váng, tôi hăng mũi đáp lại:

-Ít ra thì tôi cũng không động tý là tìm đến cái chết như một vài con điên nào đấy.Loại coi rẻ mạng sống như cô..

- Đằng nào thì tôi có sống cũng bằng thừa. Thầy cứ coi như không nhìn thấy đi.

Rồi rất nhanh cô ta lao ra ngoài cửa. Tầng 4!! Tôi chạy theo giữ cô ta lại, cô ta càng giãy giụa kinh hơn, dùng cả tay thúc vào bụng tôi đau điếng. Tai sao tôi lại giữ con điên này, tôi cũng không biết nữa. Có lẽ vì nó không phải là 1 con điếm như tôi lầm tưởng lúc đầu, có lẽ vì tôi đã thấy nó cừơi và hát và.. Chợt tôi nhận ra cô ta không còn giãy giụa nữa. Lúc này đây , người tôi mồ hôi nhễ nhại và càng nóng tợn khi thân hình của cô áp vào người tôi nức nở hổn hển.

- Thầy ơi! Em sắp chết rồi!

- Vớ vẩn!- Bất giác tôi đưa tay lên xoa đầu cô ta như tôi vẫn làm với đứa cháu gái ở nhà vậy. Mùi hương từ mái tóc màu hạt dẻ tỏa ra ..

- Thầy ơi, em bị HIV!

Bàn tay tôi chợt lạnh toát và sống lưng thì đông cứng lại. Tôi ước gì mình để quên phắt quyển sách cho xong!

Mấy ngày sau Dung không đi học, tôi thở dài và cho lớp nghỉ sớm. Về nhà lướt web mà đầu óc tôi cứ lởn vởn hình ảnh người con gái đấy..

2am

Tôi lai dắt xe ra khỏi nhà, nhưng tôi tránh cái hồ đấy ra và phi xe lên cầu Long Biên. Ôi chúa oi, bây h thì tôi tin vào hai chữ duyên số rồi. Dung đang ngồi trên thành cầu và .. hát. Khi thấy tôi, cô toan phóng xe đi. Nhưng tôi đã giữ kịp!

- Em không hư hỏng gì thầy ạ! Em còn chưa ôm lấy một người đàn ông! Chỉ vì một lần đi tình nguyện tháng trước trong bệnh viện!
- Em đã đi xét nghiệm chưa?
- Thầy lại vui tính rồi. Tất nhiên là rồi!
- Mấy lần?
- Còn mấy lần, một lần là quá đủ!
- 3 lần mới đủ!
- Thôi, em xin thầy, để ê chề hơn ạ? Thầy làm sao hiểu được? Chẳng sớm thì muộn em sẽ chết, nhưng em không muốn nhìn thấy cái hình ảnh người mình lở loét, người ta xa lánh. Em không muốn thầy có hiểu không? Liệu có ai tin là em chưa một lần quan hệ mà dính vào cái bệnh này không hả trời? Em là một con HIV còn trinh!

Trong đời mình tôi chưa bao h nghe ai và cái gì chăm chú đến như thế. Dung khóc , và nhìn tôi.
-Em chỉ ước được một lần trong đời làm đàn bà trước khi đi khỏi cái chốn này thôi!

Em nhìn tôi và tôi hiểu. Chúng tôi cứ ngồi với nhau như thế đến tận 5h sáng!

Sáng hôm sau tôi dẫn Dung đi xét nghiệm. 1 tuần sau mới có kết quả. Tôi bảo đến lúc ấy nếu vẫn là dương tính tôi sẽ làm cho em cái ước muốn ấy. Và cười bảo rằng:" Dù sao thì anh cũng đọc nó lên mà"

Một tuần này tôi chỉ sợ Dung làm liều. Tôi đã hỏi em kĩ và em bảo ngay khi bị kim đâm vào tay em đã đi rửa và uống thuốc điều trị. Nhưng Dung cảm thấy người có vẻ khác???

Chúng tôi đi chơi với nhau suốt tuần ấy, và tôi phát hiện là cô nhóc HIV ấy rất xinh khi mặc váy. Cô ấy thích ăn kem, và có thể dỗ mọi thứ bằng kem. Cô nấu ăn ngon và ghét nấu ăn. Cô bảo sẽ chỉ nấu ăn cho thằng chồng nếu nó đứng đằng sau ôm cô. Tôi bảo thế thi hôi chết. Tự nhiên cô lại thần người vì cái từ cuối cùng ấy. Tôi trách mình dại miệng !

Tối ngày thứ 6..
- Thầy ơi, nếu ngày mai có kết quả rồi thầy còn giữ lời hứa với em không?
- Còn chứ- Nói đến đây tôi thấy miệng mình đắng ngắt. Tôi đúng là điên rồi, một thằng điên rỗi việc. Tôi đâu thiếu người để làm cái việc đấy chứ? Nhưng lương tâm mách bảo cái lưỡi của tôi, cái đầu của tôi gật và gật.
- Thế thì ngay tối nay đi!
- Không..
- Tại sao, đằng nào thầy cũng làm mà. Và nếu là âm tính thì thấy cũng có mất gì đâu? Hay thầy sợ?
- Dung, em chẳng hiểu gì cả..
- Em quá hiểu là khác..

Em cứ nhìn đăm đắm vào tôi. Và tôi thấy em đẹp. Chúng tôi dừng ở một hàng thuốc tôi vào mua bao cao su.

Sáng hôm sau, tôi để Dung đi bộ vào một mình trên con đường nắng chói chang ấy. Em bảo :" Anh đứng ngoài này, tiết kiệm 2 nghìn gửi xe, tý khao em đi ăn chè chúc mừng em và anh đã được bên đấy nhận học luôn!". Tôi chỉ cười như sắp mếu, có cảm giác như mình là thằng hèn. Sau đêm qua, tôi đã giúp em thực hiện cái ước muốn " lớn nhất của đời người con gái", nhưng cũng từ đấy cảm giác nhục bám theo tôi đằng đẵng suốt mười mấy tiếng đồng hồ qua. Nếu kết quả đúng như tôi linh cảm thì tôi nợ em. Nếu không đúng, tôi lại càng không đang tâm dứt lòng ra đi, để cho em ở nhà với bệnh tật. Tôi chỉ lờ mờ cảm nhận, nếu tôi dời chân khỏi mảnh đất này thì em, với cái mầm bệnh ấy cũng chẳng còn nuối tiếc gì để sống. Đêm qua, ôm em trong lòng, tôi bảo em hãy ráng sống cho dù kết quả ra sao. Em rúc mặt vào người tôi, tự nhiên bật cười rúc rích :" Nếu em không mang cái bệnh này thì em sẽ cắn cho anh một cái!" làm tôi hơi chột dạ, rồi lại buồn cười. Em khe khẽ thì thầm:" Em chẳng muốn trời sáng anh ạ!". Tôi yêu em ngay từ câu nói ấy!

10 phút sau..

Rồi em cũng đi ra. Tôi gần như đoán được kết quả của mẩu giấy nhỏ em cầm nơi tay qua dáng đi chầm chậm ấy. Bây giờ đây, tôi vừa muốn lao đến ôm em, vừa ước mình chưa bao h đặt chân vào đời người con gái này. Có lẽ tôi là một thằng hèn chẳng? Nhưng cả đời tôi, tôi sợ nhất là nước mắt đàn bà. Họ khóc vì sung sướng cũng làm ta bối rối, khóc vì đau khổ trước mắt ta thì còn tệ hơn. Nước mắt của họ làm ta có cảm giác bất lực, đần độn và khó xử nhất là khi ta chẳng thể tỏ chút cái khí phách sức mạnh của thằng đàn ông ra giải quyết.Và bây h tôi đang ở trong cảnh đấy. Em đến bên cạnh, không nói gì cả, chợt vòng tay ôm lấy eo tôi, dựa đầu vào lưng tôi rồi khẽ khẽ nói:" Mình vẫn đi ăn chè nhé anh!". Hình như áo tôi ướt! Chắc là mồ hôi ..

Ringg..g..g

Em ra mở cửa trong bộ váy hồng. Đã hai tuần chúng tôi chưa gặp nhau, không phải vì em nghỉ học mà vì tôi đã nghỉ dạy ở trường. Em nhìn tôi cười:
- Em chào anh thầy!
- Mai anh đi phỏng vấn visa. Nếu em nói.. anh sẽ ở lại ..

Em nhìn tôi trân trối, như thể tôi vừa phun ra một thứ gì bẩn thỉu đáng khinh vậy.

- Anh muốn nhìn em lở loét, ốm đau rồi anh mới hài lòng à? Hay anh muốn làm một vị thánh sống của đời của một kẻ HIV. Xin lỗi anh, nhưng nếu anh nghĩ anh cần có trách nhiệm với em sau chuyện ấy thì có lẽ anh đã nhầm! Em tự nguyện và nó sẽ là một kỉ niệm đẹp theo em dưới ba tấc đất. Nếu anh nhìn thấy em trong giai đoạn cuối, liệu anh có không khỏi rùng mình khi nghĩ mình khi nghĩ đến đêm hôm đấy không? - Dừng lại một chút, em thở hắt ra rồi nhìn tôi cười- Đừng vì em mà hủy hoại tiền đồ của mình anh nhé. Thật ra em chọn anh một phần là vì anh sắp đi khỏi đây, anh có hiểu em không?
Nói rồi em chào tôi và đóng cửa lại..

3 tuần sau..

Tôi đã nhận lớp và đang bỡ ngỡ với cuộc sống mới của mình. Việc đầu tiên sau khi hoàn thành thủ tục nhập học là tôi đặt mua một cái lap qua mạng để chấm dứt sớm việc phải lên thư viện quá nhiều lần trong một ngày và quá nhiều tiếng trong một lần. Hôm nay tôi mới có thời gian vào check mail, rất nhiều thư mới. Tôi để ý có một email: dungkh. Là em!!

Tôi click đên 3 lần chuột và rủa thầm cái mạng sao mà chậm như rùa. Bức thư mở ra. Chẳng có gì cả. Tôi thoáng thất vọng và lo lắng nhưng rồi chợt nhận ra có 1 file đính kẻm. Một file ảnh thì phải!

Tôi mở ra. Bức ảnh chụp tờ giấy xét nghiệm của em: Âm tính.
Bên dưới có dòng chữ:
"Em yêu anh !"


Lời hứa !




Dù đã thấy nhau trên webcam nhiều lần, song Miên không thể không lúng túng khi lần đầu gặp Bent. Trong webcam anh trông trẻ hơn bên ngoài. Khi đối diện, nhìn những nếp nhăn nhỏ trên trán, Miên đoán chừng anh cũng phải lớn hơn mình đến chục tuổi.

"Sao anh đến mà không báo, làm em không kịp mua hoa?", "Anh muốn dành cho em một ngạc nhiên bất ngờ. Vậy mà em vẫn biết". Bent cười, ôm choàng lấy Miên... Miên lúng túng bởi thấy mọi người đang quay lại nhìn mình. Đây là sân bay một thành phố nhỏ, rất nhiều người quen... Mà mình có giữ ý thái quá chăng, đây đâu phải một người lạ. Con người này và mình đã hiểu nhau từng li từng tí hơn một năm nay rồi.

Tự nhủ mình thế nên khi taxi đi được ba phần tư con đường từ sân bay vào thành phố thì Miên đã xua được gần hết cảm giác ngại ngùng. Miên nhớ lại lời cô bạn tham mưu: "Tất cả những ai quen nhau trên mạng khi lần đầu gặp gỡ đều cảm thấy một chút thất vọng. Ai vượt qua được cảm giác ban đầu đó thì còn, mà không được, thì coi như tiêu luôn". Liếc nhìn Bent, Miên thấy sau phút nồng hậu ban đầu, giờ anh cũng đang ngồi im, đôi mắt xanh lơ bối rối. Biết đâu chừng anh ấy cũng đang thất vọng... Bỗng cảm giác thân quen từ hơn ba trăm bức email chợt tràn ngập trong Miên, cô rụt rè đưa tay cầm lấy tay Bent... Anh quay lại, mỉm cười thật hiền, thế là phút lóng ngóng ban đầu đã qua đi.

Xe dừng trước khách sạn, Bent nhìn Miên, ngạc nhiên. Như đã nói trong email, anh tính sẽ ở lại nhà Miên. Trong không gian mạng anh đã đánh thức Miên dậy mỗi buổi sáng, uống cà phê với cô, đưa cô đến sở làm. Buổi tối Miên nấu cơm đợi anh về, anh vừa ăn vừa luôn miệng khen ngon... Ăn xong anh còn làm việc thêm ba tiếng đồng hồ trên máy tính, đêm nào Miên cũng phải nhắc anh đi ngủ sớm.

Vậy mà bây giờ Miên đưa anh đến một khách sạn! Miên lúng túng giải thích: Ở đây không giống trên mạng. Muốn được ở chung một nhà thì còn phải qua nhiều công đoạn lắm.

***

Khách sạn Hoa Tím nằm bên sông, nhỏ xinh và sạch sẽ, xây dựng đơn giản nhưng đẹp nhờ cảnh thiên nhiên bao quanh. Chọn khách sạn này, Miên đã hỏi thăm thông tin từ nhiều bạn bè trong ngành du lịch. Theo lời các bạn Miên, khách sạn này trông có vẻ giống một nơi ở ẩn, không có tiếng gõ cửa lúc đêm khuya. Trong lúc chờ Bent lên phòng cất hành lý và tắm, Miên đọc lại thực đơn để đặt bữa tối. "Theo em thì chị đừng gọi món vả chua. Sợ người nước ngoài chưa quen bụng với đồ ăn lên men của xứ mình". Cô gái ở khách sạn e dè đề nghị. Miên nghĩ cô ta có lý, nhưng món ăn này cô đã nhiều lần tả với Bent trong những bữa ăn chung trên mạng. Anh vẫn thường hỏi mỗi khi ngồi vào bàn ăn tưởng tượng giữa hai người. Vậy hôm nay cũng nên để anh nếm thử một chút, Miên tự nhủ, mình sẽ cẩn thận bảo anh ăn ít thôi.

Bữa ăn tối tuyệt vời. Một dĩa nhạc Schubert nhẹ nhàng tha thiết. Bàn ăn đặt bên cửa sổ. Xa xa là nhịp cầu lấp lánh đèn soi bóng trên sông. Bent ăn ngon miệng, anh đánh sạch cả dĩa vả chua. Đúng là bên ngoài trông anh hơi thô, bụng đã hơi mập, không lung linh như trong trí tưởng tượng của Miên. Nhưng cái quan trọng là mình phải biết mình muốn gì!

Ba mươi sáu tuổi, Miên không còn trẻ. Cuộc hôn nhân đầu đời đổ vỡ làm cô trở thành lầm lì khép kín hơn mười năm. Hơn mười năm sau khi chia tay Tuấn, Miên không quen thân được với một người đàn ông nào, chỉ vì luôn bị ám ảnh: họ lại sắp nói dối, sắp nói dối...

Sau này, khi công tác ở bộ phận đối ngoại có lần Miên nghe một khách nước ngoài than vãn: "Ở đây thật lạ, đôi khi chỉ một chuyện đơn giản, lý do đi trễ chẳng hạn người ta cũng không chịu nói thật". Ấn tượng về Tuấn bỗng quay lại, Miên bất giác lạnh người. Mười năm trước, điện thoại di động chưa phổ biến như bây giờ. Lần nào cô đi công tác, Tuấn cũng gọi điện cho cô mỗi đêm. "Anh đang ở đâu?". "Ở nhà, xem tivi, nhớ em lắm!". Miên xuýt xoa khuyên chồng đi ngủ sớm... Một hôm tình cờ nghe lọt vào trong điện thoại một âm thanh lạ, cô tò mò kiểm tra tổng đài, phát hiện ra số điện từ đó Tuấn gọi là số điện của một hộp đêm... Lúc đó, cô lạnh da gà, mỗi chân lông đều sởn ốc.

Từ đó Miên thận trọng, thận trọng thái quá đến nỗi chẳng tìm được cho mình một người đàn ông nào khác. "Muốn có tình yêu thì phải mở lòng ra chứ" - Bạn gái khuyên. Họ giới thiệu Bent. "Anh ấy là người tốt. Những người Việt qua bên đó công tác đều được Bent giúp đỡ. Thật thà như đếm và dễ tính vô cùng". Mấy dòng lý lịch trích ngang đó làm Miên tạm yên tâm. Khoảng cách xa làm Miên không bị ám ảnh bởi nỗi sợ đàn ông, rồi sự cô đơn làm cho trò chơi lứa đôi trên mạng dần dần trở nên một nửa cuộc sống.

Bây giờ Bent ngồi đây. Miên bắt đầu thôi không nhìn thấy cái bụng đã hơi mập, mái tóc bắt đầu thưa và những nếp nhăn nhỏ trên trán. Bây giờ cô thấy ánh mắt anh cởi mở, miệng cười thân thiện, những câu nói đùa hóm hỉnh thật dễ thương, đúng là hình ảnh đã thấy qua những bức thư. Những bức thư luôn kết thúc bằng dòng chữ ấm áp: "Lots of love from Bent" rồi "Lots of kisses from Bent "- rất nhiều tình yêu và cái hôn từ Bent.

"Anh muốn đến thăm nhà em, nơi anh đã đến nhiều lần lắm rồi". Bent bảo. Miên do dự. Bây giờ trời đã tối. Hàng xóm sẽ nghĩ sao khi thấy cô đột ngột xuất hiện với một ông Tây cao lêu đêu.

"Để mai đi anh", Miên hẹn. Miên đưa Bent đến một quán cà phê nhạc để anh có thể nghe Beethoven và uống một ly Brandy như anh vẫn thường miêu tả về những buổi tối một mình. Một nghệ sĩ vĩ cầm đang chơi nhạc cạnh cái lò sưởi cũ hắt lên một thứ ánh sáng ấm áp. Khi nghe hết bài Sonate moonlight, Bent đặt tay lên vai Miên, rồi cánh tay anh quàng quanh vai cô.

Họ chưa dám nói gì về tương lai, bởi cả hai đều cảm thấy trước hết phải làm sao cho những gì trong không gian mạng bước ra ngoài cuộc đời. Họ tiếp tục câu chuyện thường nói: những món ăn, thời tiết, những bộ phim rồi những dự tính cho tương lai, những kỷ niệm trong quãng đời quá khứ...

Miên bất giác bật ra một câu từ đâu đó sâu trong tâm tưởng: "Em chỉ mong lúc nào anh cũng nói thật với em về mọi chuyện". Bent mỉm cười: "Tất nhiên. Nói dối là một tội trọng, anh sẽ không bao giờ hạ mình làm chuyện đó".

***

Một tuần sau Bent đi. Miên hỏi cảm tưởng, Bent cười: "More than I can dream" - Còn hơn những gì anh có thể mơ. Anh ôm Miên thật chặt khi chia tay, lần này Miên không còn thấy ngượng ngùng nữa. "Anh sẽ quay lại chứ?". "Tất nhiên" Anh cúi xuống hôn từ biệt. Miên vòng hai tay quanh người anh siết chặt, cái bụng hơi cồm cộm của anh chạm vào dưới ngực, một cảm giác ngộ nghĩnh và thân thương. Bent chỉ vắng có hai hôm đi đường, sau đó lại trở về ngay với Miên... trên mạng. Những bức thư lại tiếp tục. Bây giờ hơi khác đi, những bức thư kết thúc bằng "Warmest hugs from Bent" - Bent ôm hôn thắm thiết. Sao thế, Miên cười thầm, bây giờ anh đã nhiễm ngôn ngữ chính trị rồi chắc?

Bốn tháng sau, đột nhiên Bent gửi mail hỏi Miên về giá đất, giá nhà. "Anh định sống ở đây sao?", "Tại sao không? Đi đi về về giữa hai châu lục, đó là cuộc sống mà ở đây nhiều người mơ ước". Một tháng trời, Miên đi hỏi rồi mail cho Bent cả một danh sách giá cả đủ loại đất từ mặt tiền đường phố đến đất rẻo ở ven sông.

Bent thì miệt mài làm việc. Bây giờ anh làm việc đến mười ba giờ một ngày, nhiều đêm ngủ gật bên máy tính. Kể với Miên, Miên xót cả ruột. Miên chẳng biết làm gì để giúp anh ngoài những lời chăm sóc. Nhớ ăn nhiều trái cây, ăn nhiều cá, nhớ cẩn thận khi lái xe trên đường. Thư của anh thưa hơn trước. Hai hôm một bức, rồi ba bốn hôm. Chỉ vì muốn có một chỗ ở đẹp mà anh phải hy sinh nhiều thế... Mỗi lần mở hộp thư không thấy Bent, Miên buồn hẫng cả người. "Bent, không cần phải vất vả thế, mình có thể ở trong căn nhà nhỏ của em mà!". Nhưng Bent bảo: "My dear do not be sad, we have to see what the future has in mind for us" - Đừng buồn em ạ, hãy chờ xem tương lai... Vậy là Miên lại thấy tin tưởng, lại vui...

***

Rồi tháng chín đến, mùa du lịch bắt đầu và bỗng nhiên đèn nickname của Bent tắt hẳn trên mạng. Trước đó Bent đã nói với Miên dự định tháng chín này về Huế. Hay là anh đã lên đường? Nhưng sao anh không nói gì với Miên? Anh muốn dành một ngạc nhiên bất ngờ?

Lòng Miên tưng bừng vui, cô lau dọn căn nhà nhỏ, mua thức ăn chất đầy tủ lạnh rồi dạo phố sắm cho mình vài bộ cánh mới. Lần này không phải quá e dè nữa, có thể để Bent về đây ăn cơm với mình, anh có vẻ thích hợp với cơm Á Đông, món vả chua anh còn xơi được cả dĩa nữa là.

Chuông điện thoại reo. Miên cầm máy, chắc chắn là Bent, ai có thể gọi vào giờ khuya khoắt như thế này.

"Cám ơn chị...", đó là tiếng bà chủ miếng đất - một trong những miếng đất mà Miên đã đi hỏi cách đây mấy tháng. "Tôi đã bán được miếng đất nặng vía cho ông Tây đó rồi, muốn gặp chị để gửi chút hoa hồng...".

Sao có thể như vậy được? Vậy là Bent đã về, nhưng đang ở đâu?

Miên gọi điện đến khách sạn Hoa Tím. Liên tục nghe trả lời: "Ông Bent Johnson có ở đây, nhưng ông ấy đi chưa về". Một cuốc taxi đến khách sạn, Miên được cô gái ở quầy tiếp tân mời ngồi chờ. Một tiếng, hai tiếng. Đây là lần đầu Miên ngồi đây vào buổi tối. Trông vẻ căng thẳng của Miên, cô gái làm ở khách sạn đến ngồi cạnh cô, bắt chuyện.

Miên nhìn kỹ cô gái: Đây chính là cô gái lần trước đã góp ý về món vả chua... Hôm ấy thu mình trong chiếc áo dày cộp trông cô có vẻ chất phác, nhưng giờ này với chiếc áo hai dây mềm mại trông cô thật sexy với khuôn mặt tuổi hai mươi và khóe môi đầy nhục cảm. Nghe Miên bảo là cùng làm việc với Bent, cô tâm sự:

"Chị làm việc được với Bent thật giỏi... Chưa thấy ai kỹ tính như anh ấy. Khiếp, mua có miếng đất nhỏ tẹo mà cũng hỏi lui hỏi tới giá cả, thuê phiên dịch đọc giấy tờ, lại còn bảo đã tham khảo nhiều nguồn tin... Em bực mình, dọa bỏ luôn, ảnh mới chịu dứt khoát ký giấy".

Mười ngày sau Bent làm đám cưới với cô dâu nhỏ hơn chú rể hơn ba mươi tuổi. Miên cũng nhận được thiếp mời. Dù vẫn còn khản giọng, sưng mắt, trán còn chưa hết mùi dầu gió, Miên cũng mặc chiếc áo đầm mới mua đi dự tiệc. Dù sao đi nữa, cũng đến để chúc mừng Bent quả thực đã được "nhiều hơn mơ ước", bởi dù sao, anh đã giữ lời, anh không hề nói dối khi bảo Miên: "Hãy chờ xem tương lai...".